Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Các cách phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày,… Vì vậy cần phải điều trị và phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt tránh trường hợp tái phát lại.

Vi khuẩn HP rất dễ tái phát nhiều lần nếu không kiểm soát tốt

Nội dung bài viết

PHÒNG NGỪA VI KHUẨN HP TÁI ĐI TÁI LẠI NHIỀU LẦN

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết, hiện nay, việc điều trị vi khuẩn HP gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng tái nhiễm nhiều lần. Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra enzyme có tên là Urease. Enzyme này có thể trung hòa được lượng axit trong dạ dày và giúp vi khuẩn hoạt động bình thường. Đó là lý do vì sao vi khuẩn HP rất thường hay tái phát nhiều lần và khó có thể kiểm soát.

Theo thống kê, có đến 25% số bệnh nhân được chẩn đoán là tái nhiễm với vi khuẩn HP dù đã điều trị và loại bỏ chúng trong khoảng thời gian trước đó. Ở các bé 3 – 4 tuổi, tỉ lệ tái nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ lên đến 55,4%. Đây là vấn đề đáng báo động cho thấy việc phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại nhiều lần là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa vi khuẩn HP tái phát, mọi người có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi điều trị vi khuẩn HP là việc làm rất cần thiết. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị với các loại kháng sinh khác nhau sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng vi khuẩn HP tái phát nhiều lần.

Thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần. Bệnh nhân nên điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và loại thuốc để tránh bệnh tái phát về sau. Tuyệt đối không được thay đổi đơn thuốc hoặc mua thuốc bên ngoài chữa trị bệnh.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Đây là việc làm rất cần thiết giúp kiểm soát các triệu chứng và tình trạng mắc bệnh của bệnh nhân. Trong suốt quá trình điều trị vi khuẩn HP, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ dễ dàng phát hiện được các bất thường trong cơ thể người bệnh, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Vệ sinh da tay sạch sẽ bằng xà phòng là cách giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn lây lan. Trước khi ăn cơm hoặc sau khi đi vệ sinh, người bệnh nên có thói quen rửa tay để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thực hiện ăn chín, uống sôi và sử dụng thực phẩm tươi sạch để phòng ngừa vi khuẩn HP gây bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Những bệnh nhân mắc bệnh vi khuẩn HP nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với các dưỡng chất thiết yếu. Đây là cách giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bệnh nhân nên ăn thực phẩm sạch, rau xanh, trái cây,…Đồng thời hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay, nóng, chứa chất kích thích. Không được uống rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Loại bỏ thói quen xấu

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những vị trí có vi khuẩn HP trú ngụ như cầu thang, bàn ăn,… Bên cạnh đó, người bệnh không nên dùng chung bát đũa và vật dụng cá nhân để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không nên dùng chung đũa và gắp thức ăn cho nhau. Nếu trong gia đình có người thân bị nhiễm vi khuẩn HP, những thành viên còn lại nên tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe vì tỉ lệ nhiễm bệnh khá cao.

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua nhiều con đường như nguồn nước ô nhiễm, dùng chung vật dụng cá nhân, điều kiện vệ sinh kém,… Để phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh nên thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Song song với đó, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây mới có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.