Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em gây nên những biến chứng gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Vậy nếu không phát hiện sớm sẽ gây nên những biến chứng gì?

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ BỊ TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Hiện nay nguyên nhân cụ thể vẫn còn được nghiên cứu. Một số giả thuyết như sau:

  • Đột biến nhiễm sắc thể: trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng khớp vai, trật khớp háng… ).
  • Nhiễm trùng của mẹ khi mang thai. Tư thế thai nhi bất thường. Không rõ nguyên nhân.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH

Lâm sàng:

Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc một vài tuần đầu sau sinh. Có 8 dấu hiệu phát hiện sớm ngay sau sinh.

  • Chênh lệch chiều dài hai chân: chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện , nhưng sẽ khó phát hiện khi trật khớp háng cả hai bên.
  • Nếp lằn mông, đùi ở chân bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.

Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.

  • Dấu hiệu Galeazzi : tư thế gấp gối, khớp gối bên trật thấp hơn.
  • Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật
  • Dáng đi khập khiễng nếu trật khớp háng hai bên
  • Nghiệm pháp Barlow: Khi gấp và khép háng, chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi)

Nghiệm pháp Ortolani: khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi), ngược lại với test Barlow.

Trật khớp háng bẩm sinh tuy không thường gặp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề

BIẾN CHỨNG BỆNH TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH LÀ GÌ?

Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ bị một số biến chứng gồm:

  • Thoái hóa khớp háng bên trật khớp gây đau, làm dáng đi trở nên bất thường.
  • Hai chân có chiều dài không cân xứng, trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này.
  • Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.

Qua bài viết trên Giảng viên cho biết: trật khớp háng bẩm sinh tuy không thường gặp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ.