Search
Thứ Tư 13 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay ở xa qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới.

Ung thư dạ dày

Nội dung bài viết

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, ung thư dạ dày được hiểu là tình trạng tế bào ở dạ dày đang có cấu trúc bình thường trở nên đột biến và tăng sinh một cách mất kiểm soát. Sau 1 thời gian, các tế bào bất thường có thể xâm lấn cục bộ (xâm lấn các mô ở gần) hoặc di căn (xâm lấn các mô ở xa).

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các  yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.

Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng.  Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.

Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.

Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.

Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?

Theo trang tin tức Bệnh chuyên khoa chia sẻ, ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:

  • Sút cân;
  • Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn;
  • Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đi ngoài phân đen;
  • Sờ thấy u ở bụng.

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bạn. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau  khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hoá trị

Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.