Search
Thứ Sáu 26 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Những tác hại nguy hiểm từ bệnh tiêu chảy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Tiêu chảy là một trong các bệnh thường gặp vào mùa hè, đồng thời nó cũng thuộc nhóm bệnh của đường tiêu hóa đặc trưng bởi đi ngoài nhiều lần phân lỏng và nhiều nước. 

Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa con người

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng thường đi kèm với tiêu chảy gồm các triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nhiều nước.
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Phân có máu
  • Bụng chướng hơi

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Theo chị Giang – GV đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng dược hà nội thì những nguyên nhân hay gặp nhất của tiêu chảy gồm:

  • Virus. Những virus gây tiêu chảy hay gặp là virus Norwalk, cytomegalovirus, virus viêm gan và virus herpes. Rotavirus là nguyên nhân hay gặp nhất gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng. Những vi khuẩn hay gặp gồm campylobacter, salmonella, shigella and Escherichia coli. Những loại ký sinh trùng như Giardia lamblia và cryptosporidium cũng có thể gây tiêu chảy

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiêu chảy

Để chẩn đoán bệnh dựa trên hỏi các triệu chứng của tiêu chảy và phát hiện dấu hiệu mất nước. Sờ nắn bụng để xác định vị trí đau và thăm khám trực tràng. Bác sĩ có thể khám bệnh chuyên khoa và chỉ định làm một số xét nghiệm máu và làm thêm các xét nghiệm phân để tìm dấu hiệu của nhiễm trùng và những bất thường khác trong cơ thể người bệnh.

 

Thận trọng khi tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy

Phương pháp điều trị bệnh

80% các trường hợp tiêu chảy sẽ tự hết trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị, tuy nhiên cần chú ý bù đủ lượng nước và chất điện giải vào cơ thể.

“Nếu kháng sinh là nguyên nhân gây tiêu chảy, cần ngừng dùng thuốc và đổi cách điều trị ngay lập tức” – Dược sĩ Thu Trang – cựu học viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội.

Trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Song kháng sinh không có tác dụng trong tiêu chảy do virus và còn có thể làm cho bệnh nặng thêm, nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để khám.

Đối với tiêu chảy mạn tính lâu ngày, điều trị bệnh căn nguyên sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy.

Phòng ngừa khẩn cấp cho bạn và gia đình

  • Mỗi người nên rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên an chín, uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày
  • Sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Nguồn: Trường cao đẳng y dược Pasteur