Search
Thứ Bảy 21 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Phòng chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

“Con trai tôi không hiểu sao hay bị khàn tiếng. Tôi đưa chất khám nhưng bác sĩ bảo cháu không bị viêm họng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp cháu hết khàn tiếng không?”

Phòng chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả ở trẻ nhỏ

Phòng chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả ở trẻ nhỏ

Hiểu biết về khàn tiếng

Khàn  tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, không rõ âm, âm lượng giảm, rõ tiếng, rõ vần, thậm chí nói không thành tiếng. Kèm theo khàn  tiếng thường là cảm giác đau họng, rát họng, nhức đầu, nặng hơn có thể kèm theo sốt nhẹ.

Khàn giọng là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt đối với trẻ hiếu động hay la hét, những người thường xuyên phải nói nhiều,… Điểm có thể nhận biết rõ nhất đó chính là âm thanh phát ra không được trong như bình thường do dây thanh âm bị viêm. Trong khi đó, bản thân thanh âm có thể phát ra như thế nào phụ thuộc vào dây thanh quản. Thanh quản được cấu tạo bởi nhiều dây thanh và có chức năng phát ra âm thanh khi có luồng không khí từ phổi đi lên làm rung các dây thanh của thanh quản. Khi phát âm, dây thanh đóng mở, biến đổi dày, mỏng, căng, chùng theo từng âm tiết tạo ra âm thanh trong trẻo, với những cường độ cao thấp khác nhau nhằm diễn đạt rất phong phú nhiều trạng thái tình cảm của người nói. Tuy nhiên nếu sự rung động của dây thanh không đều, hoặc hai dây thanh bị phù nề không được khép kín sẽ tạo ra một âm thanh khàn đục khó phân biệt âm tiết, khó biểu lộ tình cảm.

Trong trường hợp dây thanh âm bị viêm cấp tính có thể gây hiện tượng khàn  tiếng và có thể điểu trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu để dây thanh viêm nhiễm lâu ngày hay tái phát trở nên mãn tính, dây thanh dày cứng, xơ hóa dây thanh, kém rung động, hoặc những tổn thương thực thể như polyp dây thanh, u nang dây thanh, hạt xơ dây thanh… hoặc tổn thương dây thần kinh thanh âm sẽ gây khàn  tiếng kéo dài rất khó khắc phục.

Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây khàn tiếng được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các Bác sĩ Bệnh viện YHCT Trường Giang – Cao đẳng Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nguyên nhân chủ yếu gây khản tiếng là do bị tổn thương tại thanh quản, tổn thương hệ thần kinhhoặc do ảnh hưởng của một số bệnh toàn thân. Đối với trẻ nhỏ khi gặp thời tiết lạnh, đặc biệt đối với những trẻ hiếu động hay la hét,…sẽ gâytổn thươngviêm thanh quản, thương thanh đớido virus thường xảy ra với bệnh cúm. Những biểu hiện đau họng, hai dây thanh viêm đỏ phù nề, họng bị viêm đỏ đang cho thấy trẻ bạn đang bị khàn tiếng.

Bệnh viêm thanh quản có thể gặp do tình trạng nhiễm khuẩn hay do nấm và Bệnh có thể sẽ khỏi hẳn trong một thời gian 1-2 tuần điều trị và dấu hiệu khàn  tiếng cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nếu để bệnh kéo dài sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính rất khó điều trị.

 Phòng và điều trị khàn tiếng hiệu quả

Phòng và điều trị khàn tiếng hiệu quả

Đối với trẻ nhỏ: Không nên để trẻ nói nhiều, chạy nhảy và la hét là biện pháp đầu tiên giúp trẻ là tăng viêm thanh quản. Sau đó bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ẩm và ấm cho vùng hầu họng cho bé, tránh xa môi trường có không khí bị ô nhiễm, tránh nói to, nói nhiều. Đồng thời bạn cho trẻ nên súc miệng hàng ngày và pha hai thìa mật ong với 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm và uống nhiều lần trong ngày. Hãy cho trẻ ở nơi ấm áp, tránh những nơi có nhiều gió và uống nước lạnh. Khàn  tiếng cấp tính do nhiễm virut, vi khuẩn thường chỉ kéo dài trong 1-2 tuần, vì vậy nếu quá thời gian này mà trẻ không khỏi bạn nên cho trẻ đi khám để các bác sĩ khám.

Khàn  tiếng là biểu hiện của bệnh thường gặp và khỏi nhanh nếu người bệnh áp dụng giữ ấm cổ họng nên nhiều người đã coi thường và để bệnh trở nên lạnh hơn. Đối với người trưởng thành, việc áp dụng những biện pháp như trẻ nhỏ là điều bắt buộ nếu muốn khàn  tiếng biến mất nhanh. Đối với những người làm công việc phải thương xuyên nói nhiều như phát thanh viên, ca sĩ,… để tránh bị khàn  giọng, mất giọng, trước lúc hát, có thể ngậm hoặc xúc miệng nước muối loãng. Trong quá trình ca hát có thể sử dụng vài thức uống có tác dụng bảo vệ họng như chanh muối, mơ muối… Nếu do viêm thanh quản cấp thì phải dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, vitamin, theo chỉ dẫn của bác sĩ

Rất nhiều người bị khàn  tiếng kéo dài mà chủ quan khi nghĩ đó chỉ là cảm cúm thông thường dẫn đến những bệnh chuyên khoa khác. Khi bị bệnh nhân cần đi khám bệnh chuyên khoa tai mũi họng để có chẩn đoán xác định, đồng thời điều trị những bệnh chứng nguy hiểm, các bệnh toàn thân nếu có.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn