Nội dung bài viết
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ (IDSA), mọi người chỉ nên dùng thuốc kháng sinh nếu bị viêm loét miệng do nhiễm liên cầu khuẩn.
- Nên làm gì khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết?
- Bệnh thương hàn gây biến chứng nguy hiểm như thế nào?
- Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?
Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây hậu quả khôn lường
Bệnh viêm loét miệng là bệnh thường gặp trong cuộc sống
Theo Bệnh viên Tai Mũi Họng TW, bệnh viêm họng, viêm loét miệng được mọi người thường gọi là nhiệt miệng, đó là tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và vùng cổ họng, gây đau đớn, khó chịu khi nói chuyện và ăn uống.
Đa số mọi người khi nhắc tới bệnh này sẽ ngay lập tức nghĩ tới việc sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng không phải lúc nào kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho nhiệt miệng. Bệnh này thường gặp ở rất nhiều người, biểu hiện bệnh người cao tuổi và trẻ em đều dễ nhận ra, nguyên nhân chính gây bệnh thường không xác định được rõ ràng, thông thường bệnh do rối loạn hay suy giảm miễn dịch, nhiễm siêu vi hoặc liên cầu khuẩn…
Cũng theo Thầy Vũ Giang – Giáo viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: người bị viêm loét miệng, viêm họng do liên cầu khuẩn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: khoảng 2030% trẻ em và 5 15% người lớn. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh thì cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc chứ không nên tự ý dùng vì có thể gây hiện tượng kháng thuốc nguy hiểm đến tính mạng.
Gạt bỏ suy nghĩ dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiệt miệng
Triệu chứng của nhiệt miệng biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, cổ họng, sau đó bội nhiễm làm vết loét rộng ra, gây đau rát, ăn uống không ngon, rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện bệnh là những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn. Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi, đầu lưỡi,… Khi không được vệ sinh đúng cách, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Nhiệt miệng gây phiền toái cho cuộc sống của chúng ta
Phương pháp điều trị viêm loét miệng hiệu quả
“Tránh ăn thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Đưa các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Tránh ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga Không đụng các loại thức ăn cứng chẳng hạn như bánh mì nướng” – chia sẻ từ Minh Trang – Học viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Ngoài cách trên bạn có thể, nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 34 lần mỗi ngày. Cách này sẽ giúp các vết lở loét mau lành. Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển. Giảm tình trạng căng thẳng bằng cách thực hiện các hoạt động đem lại sự thư giãn như tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.