Search
Thứ Bảy 27 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Bác sĩ cảnh báo một số loại thuốc, thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Dù không uống rượu bia nhưng việc sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm, điều kiện làm việc… cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở.

Bác sĩ cảnh báo một số loại thuốc, thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Bác sĩ cảnh báo một số loại thuốc, thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Luật phòng chống tác hại của rượu bia mới có hiệu lực, theo đó sẽ xử phạt nghiêm khắc các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong hơi thở. Nhiều người dân lo lắng khi có thông tin một số loại thuốc, thực phẩm… có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu dù không uống rượu.

Một số loại thuốc làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như: các loại siro điều trị cảm cúm, cảm lạnh, thuốc viên điều trị dị ứng, thuốc giúp hơi thở thơm mát, một số loại thuốc kê đơn, thuốc điều trị hen, một số sản phẩm có mùi hương sử dụng gần miệng (chẳng hạn như kem bôi sau khi cạo râu), nước súc miệng…

Một số thực phẩm chứa cồn

Một số loại thực phẩm chứa cồn tự nhiên hoặc thức ăn được bổ sung rượu, bia trong quá trình chế biến cũng làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Một số loại trái cây như vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa, thực phẩm lên men… cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở của người sử dụng cao hơn bình thường.

Ăn vải có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Ăn vải có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

Một số loại kẹo

Một số loại kẹo, chẳng hạn như kẹo dạng siro có chứa menthol, kẹo bạc hà, kẹo cao su, đồ uống tăng lực, chocolate dạng lỏng… cũng có thể gây ra kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.

Tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong hơi thở.

Bệnh nhân mắc một số bệnh lý cũng có thể khiến trong hơi thở có nồng độ cồn như bệnh tiểu đường, bệnh hạ đường huyết.

Cồn trong khoang miệng

Sau khi uống rượu bia, ngay cả khi rượu bia đã được hấp thu và chuyển hóa hết thì một lượng nhỏ cồn vẫn có thể tồn tại ở khoang miệng và khiến kết quả kiểm tra có nồng độ cồn. Nếu tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong máu thì kết quả sẽ thấp hơn nhiều.

Điều kiện làm việc có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong hơi thở

Những người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với các chất dễ bay hơi như các loại dung dịch vệ sinh, keo dán, keo dán tiếp xúc, sơn, chất tẩy, sơn phun…cũng có thể cho kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn. Trong trường hợp kết quả kiểm tra biểu hiện dương tính trong lần đầu, bạn nên đợi thêm 15 phút và kiểm tra lại lần thứ 2 để có kết quả chính xác hơn.

Như vậy có thể thấy rất nhiều tình huống có thể gây ra kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên yêu cầu kiểm tra lại lần 2 sau khoảng 15 phút để có kết quả chính xác hơn.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.