Do ăn uống không hợp lý ngày Tết nên nhiều bệnh nhân gout gặp phải những cơn đau cấp, phải nằm liệt ở nhà. Vậy bệnh nhân bị gout nên ăn uống thế nào để đón Tết an toàn và khỏe mạnh?
- Biểu hiện của bệnh gout nó trải qua mấy giai đoạn khác nhau?
- Gạo lứt có công dụng cực kì có ích với bệnh gout
- Hỏi đáp thông tin xung quanh bệnh Gout
Ngày Tết người bị bệnh gout nên ăn uống như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh gout là một trong các dạng viêm khớp gây đau đớn cho bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh là do lượng axit uric tích tụ trong máu lâu ngày quá nhiều. Theo thống kê, sau dịp Tết số ca bệnh nhân nhập viện do cơn đau gout tăng mạnh, nguyên nhân là do đồ ăn thức uống dịp Tết rất phong phú và giàu đạm, người bệnh không chú ý kiêng khem. Chính vì thế mà nhiều người đã gặp phải những cơn đau gout cấp, phải nhập viện hoặc nằm liệt giường ở nhà. Để có một cái tết vui vẻ và khỏe mạnh, người bệnh gout cần chú ý trong việc ăn uống hàng ngày như sau:
Người bị bệnh gout nên ăn uống như thế nào dịp Tết?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh gout, dù ngày thường hay ngày Tết, người bệnh gout nên ăn các thực phẩm sau đây:
- Nên ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ như: rau ngót, rau muống, rau cải xoong, lá lốt, cải benh xanh, cà chua, táo, lê, nho, đu đủ…
- Nên ăn các loại ngũ cốc, bơ, các loại hạt, trứng, sữa…
- Nên uống nhiều nước lọc: uống nhiều nước lọc giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài thông qua đường tiểu, hạn chế kết tinh urat tại ống thận.
Lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày không quá 1800 kcal, tương đương khoảng 100 – 150g thịt và 400g rau xanh, hoa quả…
Người bệnh gout nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Người bị bệnh gout nên kiêng những thực phẩm gì?
Việc kiêng khem một số món ăn đối với người bệnh gout giúp kiểm soát ngăn ngừa cơn đau tái phát. Cho dù là ngày Tết, bệnh nhân vẫn nên kiêng những thực phẩm sau đây:
- Hải sản: cá ngừ, cá trích, tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò… những loại hải sản này không những giàu đạm mà lại còn giàu chất béo khiến cho các cơn đau gout phát tác và càng trở nên trầm trọng hơn.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, ngựa, trâu, thịt dê, thịt cừu… là những thực phẩm rất giàu đạm (protein). Nếu bạn dư thừa protein sẽ sản sinh và gia tăng axit uric, gây ra các cơn đau gout cấp tính.
- Nội tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi…): Không nên ăn nội tạng động vật bởi trong chúng có chứa hàm lượng cholesterol và purin cao, rất không tốt cho những người bị gout.
- Thịt gà (đặc biệt là gà tây), thịt ngỗng, hột vịt lộn: đây cũng là những thực phẩm không tốt cho người bệnh gout bởi chúng có chứa rất nhiều purin, cực kỳ không tốt cho bệnh gút.
- Nem chua: Sự kết hợp giữa thính gạo và thịt lợn có thể kích thích axit uric sản sinh nhanh hơn.
- Thịt chó: Người bệnh gout cần tránh xa thịt chó bởi nó rất nhiều đạm
- Các món ăn giàu chất béo hoặc được chế biến với chất béo: người bệnh gút nên tuyệt đối tránh những món ăn này.
- Nấm, giá đỗ, măng tre, măng tây, dọc mùng, bông cải, cải bó xôi, giá đỗ, các loại đậu đỗ người bị bệnh gout cũng không nên ăn.
- Rượu, bia, đồ uống có gas, các loại nước ngọt và nước tăng lực: tăng sản sinh axit uric, khiến thận bài tiết urat kém hơn.
- Bánh chưng nhiều chất dinh dưỡng khiến cơn đau gút cấp trầm trọng hơn.
- Thịt đông nhiều mỡ, dưa hành lại có hàm lượng muối cao: Bệnh nhân bị gout cũng không nên ăn những món này.
- Các loại bánh kẹo, mứt tết, đồ ngọt người bị bệnh gout cũng nên tránh sử dụng./.
Trên đây là một số lưu ý trong việc ăn uống dành cho người bệnh gout. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn.
Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.