Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Hỏi đáp thông tin xung quanh bệnh Gout

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Để giúp các độc giả có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh Gout, hôm nay các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ thông tin hỏi đáp quay xung quanh căn bệnh này.

Hỏi đáp thông tin xung quanh bệnh Gout

Hỏi: Bệnh Gout được định nghĩa như thế nào thưa chuyên gia?

Trả lời: Bệnh gout là một căn bệnh thường gặp gây ra đau khớp, viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh Gout là gì thưa chuyên gia?

Trả lời: Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể. Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể? Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Khi mắc bệnh gút, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.

Hỏi: Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế lâu năm, chuyên gia có thể cho độc giả biết khi bị Gout bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như thế nào?

Trả lời: Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, triệu chứng của bệnh thường xảy ra đột ngột  vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gout thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Triệu chứng chính bệnh nhân thường gặp phải là:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm
  • Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào
  • Khớp chuyển sang màu sưng đỏ
  • Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Bệnh Gout có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm

Hỏi: Thưa chuyên gia, sẽ có những biến chứng gì gặp phải khi không điều trị, kiểm soát tốt bệnh Gout?

Trả lời: Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

  • Xuất hiện các hạt t Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì ạt tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp. Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn trong thận. Điều này sẽ gây ra sỏi thận.

Hỏi: Vậy phác đồ điều trị bệnh Gout hiện nay là gì thưa chuyên gia?

Trả lời: Phác đồ điều trị Gout bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm tiết acid uric : Colchicin, Allopurinol, probenecid
  • Thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs : Diclofenac, Indomethacin
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Methylprednisolon, Dexamethason….

Hỏi: Lời khuyên của chuyên gia cho độc giả để phòng ngừa bệnh Gout?

Trả lời: Để hạn chế nguy cơ bị Gout độc giả cần:

  • Giảm cân nếu bạn đang béo phì
  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
  • Ngừng uống rượu
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
  • Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Uống nhiều nước.

Lời khuyên của chuyên gia cho độc giả để phòng ngừa bệnh Gout

Những thông tin y tế sẽ tiếp tục được chúng tôi cập nhật và đăng tải thường xuyên. Nếu quan tâm độc giả có thể gửi thêm nhiều câu hỏi về cho các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn