Search
Chủ Nhật 10 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Gạo lứt có công dụng cực kì có ích với bệnh gout

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Nhiều người chưa biết công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bệnh nhân gout vì gạo lứt chứa rất nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Gạo lứt có công dụng cực kì có ích với bệnh gout

Gạo lứt có công dụng cực kì có ích với bệnh gout

Theo các bác sĩ điều trị các bệnh mãn tính cho biết, khác với gạo trắng, gạo lứt là loại gạo chỉ xay lớp vỏ trấu và giữ nguyên lại lớp cám bên ngoài nên thường mang màu xám, đỏ, hoặc đen. Đây là loại gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng các nguyên tố vi lượng, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt việc sử dụng gạo lứt là rất cần thiết cho bệnh nhân bị bệnh gout.

Gạo lứt là một trong những thực phẩm tốt nhất trên thế giới

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sự khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng không chỉ là màu sắc mà là ở thành phần dưỡng. Một hạt thóc có chứa nhiều lớp. Nếu chỉ lấy ra lớp vỏ cứng ngoài cùng thì chúng ta được gạo lứt. Quá trình này ít gây tổn hại đến giá trị dinh dưỡng của gạo và tránh những mất mát không cần thiết của các chất dinh dưỡng xảy ra với những chế biến tiếp theo. Nếu gạo lứt tiếp tục chà xát để loại bỏ lớp cám và hầu hết các lớp mầm, kết quả thu được một loại gạo trắng đã mất nhiều chất dinh dưỡng. Gạo trắng đơn giản chỉ là một loại bột tinh chế mà phần lớn bị tước đi các chất dinh dưỡng ban đầu vốn có của nó.

Gạo lứt có những công dụng gì?

Các giảng viên Cao đẳng Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Dược Pasteur cung cấp thêm: Gạo lứt cung cấp complex carbonhydrate, gluxit, lipit, khoáng, chất xơ, vitamin B1, và Omega 3,6,9.

+ Gạo lứt có thể thay thế được các thực phẩm chức năng: giúp phòng chống loãng xương, viêm khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa, làm giảm cholesterol, và phòng ngừa đông máu, các bệnh tim mạch, điều trị bệnh ung thư.

+ Gạo lứt đỏ nảy mầm dùng thay bữa chính giúp chị em giảm cân nhanh chóng, lấy lại vóc dáng thon thả mà vẫn tràn đầy năng lượng.

+ Gạo lứt nảy mầm có chứa nhiều dinh dưỡng hơn các loại gạo lứt bình thường đặc biệt gạo lứt nảy mầm có chứa chất lysine và chứa chất chống độc cho thận.

Sử dụng gạo lứt để đẩy lùi cơn đau gout

Các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trứng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Gạo lứt rang từ lâu đã được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về đau nhức và thoái hóa khớp. Trong thành phần của gạo lứt có chứa nhiều hoạt chất, mang tính dương hóa. Người mắc bệnh Gout lại mang tính âm hàn, Vì vậy để cân bằng thì những dưỡng chất dương hóa, gạo lứt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout một cách hiệu quả.

Sử dụng gạo lứt để đẩy lùi cơn đau gout

Sử dụng gạo lứt để đẩy lùi cơn đau gout

Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng gạo lứt

Nhiều thầy thuốc tư vấn rằng để chế biến gạo lứt cho người bị bệnh gout, bạn không cần vo gạo, ngâm gạo khoảng 22 tiếng đồng hồ cho gạo nảy mầm, lược gạo cho khô rồi đem rang nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi hạt gạo hơi sậm màu và có hương thơm, khi có khoảng 20% hạt gạo nở bông ra đẹp mắt là được. Đổ gạo Lứt rang vào rổ dày, sàng loại bỏ lớp bụi cháy đen. Đợi cho gạo nguội thì đổ vào lọ rồi đậy nắp kín để bảo quản dùng dần. Từ gạo lứt rang, bạn còn có thể chế biến nhiều món khác như:

Trà gạo lứt: Mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 thìa canh gạo lứt rang cho vào phích nước sôi. Nước ra có màu cánh gián rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít có thể tùy theo ý thích của bạn. uống càng nhiều thì bệnh càng mau hết.

Bột gạo lứt: nếu bạn không thích uống trà gạo lứt, bạn có thể đem xay nhuyễn chúng thành bột, lấy khoảng 2 thìa cà phê bột gạo lứt đảo đều với nước sôi rồi có thể uống.

Cốm gạo lứt: Sau khi ngâm gạo khoảng 22 tiếng đồng hồ cho gạo lứt nẩy mầm, bạn đem nấu thành cơm, đem đánh tan ra thành từng hạt, rồi đem phơi khô, sau đó rang lên. Khi đó hạt gạo sẽ trở thành cốm, giòn tan, ăn rất ngon.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vnbenhchuyenkhoa.edu.vn