Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Mất vị giác: nguyên nhân, chuẩn đoán và cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Mất vị giác có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến sức khỏe, do đó bạn cần phải đi khám sức khỏe để tìm được ra nguyên nhân và tìm cách chữa trị kịp thời.

Mất vị giác: nguyên nhân, chuẩn đoán và cách điều trị

Mất vị giác có thể liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe như: viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai giữa… Tình trạng này có thể chỉ mất một phần hoặc mất toàn bộ. Bạn cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng mất vị giác này và tìm cách làm sao để có thể lấy lại vị giác bình thường?

Mất vị giác do nguyên nhân gì?

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ra cảm giác khó chịu trong miệng hoặc dẫn tới mất vị giác có thể kể đến như:

Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác khiến vị giác trong miệng có một vị dai dẳng lấn át tất cả các vị khác. Bạn có cảm giác tất cả các vị mình nếm đều giống nhau và mùi vị trong miệng thường có vị: Ôi, hôi, mặn, chua và giống kim loại.

Vị giác giảm

Giảm vị giác khiến khả năng cảm nhận vị trong miệng bị mất một phần. Khi vị giác bị giảm, bạn có thể không có khả năng cảm nhận các vị chính như: Đắng, chua, mặn, ngọt,…

Rối loạn khứu giác

Khả năng cảm nhận hương vị khá phức tạp vì có liên quan tới cả lưỡi, cổ họng, vòm miệng và mũi và lưỡi không phải là cơ quan duy nhất.  Do đó, việc mất một phần hoặc toàn bộ khứu giác cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc cảm nhận thức ăn.

Rối loạn khứu giác do một số nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Hút thuốc
  • Trong khoang mũi có khối u phát triển
  • Mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh như Alzheimer hay Parkinson

Một số loại thuốc có thể khiến cho vị giác của bạn bị ảnh hưởng

Dùng một số loại thuốc

Có một số loại thuốc khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến khả năng nếm vị của lưỡi. Bao gồm:

  • Macrolide
  • Thuốc chống nấm
  • Fluoroquinolones
  • Chất ức chế protein kinase
  • Thuốc ức chế HMG-CoA (statin)
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác gây rối loạn vị giác và mất vị giác có thể kể đến như:

  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
  • Chấn thương đầu
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Phẫu thuật ở miệng, cổ họng, mũi hoặc tai
  • Mắc các vấn đề về răng miệng như viêm nướu
  • Tiếp xúc với một số hóa chất như thuốc trừ sâu
  • Thực hiện xạ trị để chữa các bệnh ung thư ở phần đầu.

Làm sao để chẩn đoán và điều trị mất vị giác 

Chuẩn đoán bệnh mất vị giác

Bác sĩ Trần Anh Tú – GV Cao đẳng Y Dược cho biết: Rối loạn vị giác không phải tình trạng hiếm gặp, do đó khi gặp tình trạng này, các bác sĩ có thể sẽ:

  • Kiểm tra xem trong miệng hoặc mũi của bạn có khối u hay không.
  • Kiểm tra hơi thở và các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
  • Kiểm tra, xem xét lịch sử bệnh tình cũng như việc tiếp xúc với hóa chất độc hại của bạn.
  • kiểm tra sức khỏe răng miệng để kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh nha khoa không.

Một số biện pháp khắc phục tình trạng mất vị giác

Điều trị mất vị giác 

Để điều trị tình trạng mất vị giác hiệu quả cần phải dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chẳng hạn:

  • Nếu mất vị giác do cảm lạnh hoặc cúm thông thường, bạn cần phải đợi và vị giác sẽ trở lại bình thường sau khi bạn hết bệnh.
  • Nếu bạn bị viêm xoang hoặc viêm tai giữa, có thể dùng kháng sinh. Nếu tình trạng nặng hơn, các bác sĩ sẽ có cách chữa trị riêng cho từng tình trạng bệnh.

Đồng thời, ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Bỏ hút thuốc lá nếu đang hút thuốc.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn để giảm viêm mũi nếu cần thiết.
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng hàng ngày.

Tình trạng mất vị giác có rất nhiều nguyên nhân gây ra, do đó bạn cần phải xác định nguyên nhân khiến vị giác bị ảnh hưởng mới có thể chữa trị hiệu quả.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp