Search
Thứ Bảy 20 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị bệnh viêm họng hạt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm họng hạt trong Y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng hầu tý việc điều trị đơn giản nhất là kết hợp xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị viêm họng hạt hiệu quả.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị bệnh viêm họng hạt

Hyệt Phế du

Vị trí của huyệt Phế du: Dùng tay bắt chéo ra sau ở phía đối diện, dưới gai đốt sống lưng số 3, đo ngang ra khoảng 1,5 thốn ( ~ 3cm). Huyệt Phế du có công dụng đưa kinh khí vào phế và tạng. Huyệt Phế du chủ trị viêm khí quản, các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Cách thực hiện: Dùng ngón tay day ấn huyệt trong khoảng 2 phút để cảm thấy căng nhẹ là được.

Huyệt Đại chùy

Huyệt đại chùy nằm ở dưới xương cổ, có hình dáng giống quả chùy nên gọi là Đại chùy. Huyệt Đại chùy nằm ở đầu mõm gai đốt sống cổ thứ 7, có tác dụng thông dương, giáng phế, điều khí, nâng cao đề kháng, thanh tâm, điều hòa kinh mạch, chữa các bệnh về đường hô hấp khá tốt. Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ day ấn huyệt đại chùy trong 1-3 phút, chú ý lực xoa bóp nhẹ nhàng và nhấn đúng huyệt để phát huy công dụng tốt nhất.

Huyệt Xích trạch

Vị trí: nằm ở chỗ trũng trên cánh tay, cách lằn cổ tay khoảng 1 xích. Huyệt này có vai trò thanh nhiệt, tiêu độc, trừ viêm, tiết phế. Cách thực hiện: Duỗi cánh tay thẳng, lấy ngón tay cái của bàn tay còn lại bấm vào huyệt, bốn ngón kia vòng qua khuỷu tay. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1-2 phút và lặp lại với 4 ngón còn lại.

Huyệt Đản trung

Huyệt Đản trung nằm ở giữa ngực, gần vùng tim. Công dụng: điều khí, giáng nghịch, thanh phế, hóa đàm. Xoa bóp huyệt này sẽ giúp trị hen suyễn, thở kém, ngực đau, viêm màng ngực, ho khan. Cách thực hiện: Dùng ngón cái bàn tay phải day ấn huyệt trong khoảng 1-3 phút đến khi cảm giác châm chích tê tức tại vùng huyệt.

Huyệt Phong long:

Vị trí huyệt: Từ đỉnh mắt cá chân ngoài lên khoảng gần 1 tấc. Huyệt chủ trị ho đờm, chóng mặt, suyễn, khó thở, ngực trướng, chi dưới tê liệt, cước khí, đầu đau. Cách thực hiện: Dùng ngón cái ấn giữ trong thời gian 1-3 phút cả hai bên chân cùng lúc. Đợi đến khi có cảm giác căng tức là được.

Huyệt Phong trì

Huyệt được coi là ao chứa gió từ bên ngoài thổi vào nên có tên là Phong Trì. Vị trí: Nơi lõm của cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ là huyệt Phong trì. Xoa bóp huyệt Phong trì có thể giúp giảm nhức mỏi, xóa tan đau đầu và hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Cách thực hiện: Dùng hai ngón cái đặt lên huyệt. 4 ngón còn lại nên bám vào đầu để làm điểm tựa. Dùng sức vào ngón cái day nhẹ trong khoảng 2 phút đến khi nóng lên.

Huyệt Phong Trì

Huyệt Dũng tuyền

Vị trí: Chia lòng bàn chân ra 5 phần, điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân là huyệt. Huyệt có tác dụng giáng âm hỏa, thanh nhiệt, định thần chí, hóa khí, tán đờm, tiêu viêm, giảm đau. Cách thực hiện: Dùng 2 ngón tay cái đồng thời xoa bóp huyệt dũng tuyền khoảng 3 phút với lực mạnh. Khi cảm giác tê tức lan sâu vào lòng bàn chân nghĩa là lực đạo đã đủ.

Huyệt Liệt khuyết

Vị trí: Dưới đầu xương quay nối với thân xương của cổ tay, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn. Huyệt có tác dụng: tuyên phế, khu phong, thông kinh mạch, trị ho suyễn. Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Liệt khuyết ở tay đối diện. Bốn ngón còn lại vòng quanh cổ tay để cố định. Thời gian xoa bóp là trong vòng khoảng 2 phút. Thực hiện với bên còn lại.

Huyệt Liêm tuyền

Huyệt nằm ở chỗ lõm, giống hình con suối (tuyền). Xác định vị trí: ngẩng đầu lên một chút, nằm chính giữa bờ trên sụn giáp, theo lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 thốn. Huyệt có tác dụng: lợi cuống hầu, thanh hỏa nghịch, trừ đờm khí, thở khó, họng viêm nhiễm, nuốt khó, tuyến amidan sưng, điều trị hốc mủ. Cách thực hiện: Dùng ngón tay day ấn huyệt theo hình tròn và đánh nhẹ sang hai bên trái phải mỗi bên 15 nhịp.

Huyệt Thận du

Vị trí: huyệt nằm dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Chủ trị: trị thận viêm, thắt lưng đau, tiêu viêm, kiện cân cốt, minh mục, thông khí, hóa đàm. Cách thực hiện: Dùng ngón cái day ấn huyệt đến khi nóng lên và cảm giác tê buốt châm chích lan tỏa.

Nên tiến hành bấm huyệt chữa viêm họng hạt 2 lần/ngày và kiên trì thực hiện đều đặn đến khi bệnh thuyên giảm. Có thể kết hợp một chút dầu nóng hoặc tinh dầu bạc hà pha loãng khi xoa bóp để phát huy công hiệu ở mức tốt nhất. Trường hợp nặng cần phối hợp dùng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.