Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Hướng dẫn sơ cứu các tình huống liên quan đến nhiệt độ cao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Những tình trạng nạn nhân gặp nguy hiểm do liên quan đến nhiệt nóng có thể diễn tiến nhanh nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Công tác sơ cứu ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nội dung bài viết

Sơ cứu các tình huống cơ thể bị mất nước

Bất cứ ai khi làm việc, tập luyện, chơi trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ quá cao thì đều có thể gây nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được chăm sóc, cấp cứu kịp thời.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cơ thể quá sức trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ khiến nạn nhân bị mất nước và gây ra các biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, sốt, khô miệng, chóng mặt, lơ mơ, lượng nước tiểu giảm…Nếu không được xử lý sớm thì mất nước có thể dẫn đến sốc nhiệt.

Trong trường hợp này, người tiến hành sơ cứu cần phải liên lạc với nhân viên y tế ngay, trong thời gian chờ xe cấp cứu đến thì hãy đảm bảo cho nạn nhân uống và ăn đủ để bù nước mất.

Sơ cứu tình huống bị co cứng cơ do nóng

Co cứng cơ do nóng là tình trạng co thắt cơ (chuột rút), thường xảy ra ở cơ vùng bắp chân, cánh tay, cơ bụng và lưng. Dấu hiệu co cứng cơ do nóng bao gồm: Những cơn co cứng cơ (chuột rút); vã mồ hôi; đau đầu.

Co cứng cơ do nóng là dấu hiệu nạn nhân có vấn đề liên quan đến nhiệt độ nóng. Tình trạng này sẽ diễn tiến xấu hơn nếu người bệnh không được xử trí thích hợp.

Các hành động giúp sơ cứu nạn nhân bị co cứng cơ do nóng:

  • Lấy túi sơ cứu và mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Cho nạn nhân nghỉ ngơi và làm mát;
  • Cho nạn nhân uống dung dịch có đường và điện giải như nước ép, nước giải khát thể thao hay nước thông thường nếu không có sẵn những dung dịch trên;
  • Nếu nạn nhân có thể chịu đựng được thì dùng 1 túi gồm đá lạnh và nước bao quanh bởi 1 cái khăn, đặt vào cùng đang bị co cứng, tối đa 20 phút.

Sơ cứu tình huống kiệt sức do nóng

Tình trạng co cứng cơ do nóng có thể nhanh chóng chuyển thành kiệt sức do nóng nếu không được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu của kiệt sức do nóng tương tự như dấu hiệu của sốc nhiệt, bao gồm: Buồn nôn; chóng mặt; ói; những cơn co cứng cơ; cảm giác choáng váng, xỉu hay mệt mỏi; vã mồ hôi nhiều.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết các hành động giúp sơ cứu nạn nhân bị kiệt sức do nóng:

  • Lấy túi sơ cứu và mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Gọi cấp cứu;
  • Cho nạn nhân nằm ở nơi mát mẻ;
  • Loại bỏ quần áo nạn nhân càng nhiều càng tốt nếu có thể;
  • Làm mát nạn nhân bằng cách xịt nước mát. Nếu không có sẵn nước mát thì đặt khăn hay quần áo được làm mát – ướt vào cổ, nách, bẹn của nạn nhân;
  • Nếu nạn nhân tỉnh và có thể uống thì hãy cho nạn nhân uống dung dịch có đường và điện giải như nước giải khát thể thao, nước ép trái cây hay cho nước thông thường nếu những dung dịch trên không có sẵn.

Sơ cứu tình huống sốc nhiệt

Bệnh lý liên quan đến nhiệt nóng có thể diễn tiến nhanh nếu không được nhận biết và điều trị. Sốc nhiệt là tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.

Điều quan trọng khi sơ cứu nạn nhân bị sốc nhiệt là cần làm mát ngay lập tức, thời gian tính từng phút. Nếu bạn không thể ngâm nạn nhân vào nước thì hãy cố gắng làm mát họ bằng cách phun nước mát.

Nếu nạn nhân bắt đầu vận động bình thường trở lại thì ngưng làm mát ngay bởi nếu cứ tiếp tục làm mát, thì nạn nhân có khả năng bị hạ thân nhiệt.

Các dấu hiệu của sốc nhiệt là: Lơ mơ; Cảm giác muốn xỉu, mệt mỏi; Chóng mặt; Ngất xỉu; Buồn nôn, nôn; Co cứng cơ; Co giật.

Các hành động giúp sơ cứu nạn nhân bị sốc nhiệt bao gồm:

  • Gọi cấp cứu;
  • Ngâm nạn nhân vào nước mát (để nước lên đến cổ nếu có thể). Nếu không thể ngâm thì phun nước lạnh.
  • Nếu nạn nhân không đáp ứng và không thở hay chỉ thở ngáp thì cần thực hiện CPR cho đến khi nhân viên y tế đến.

Theo bác sĩ bệnh chuyên khoa ngay khi thấy nạn nhân bị nguy hiểm do các tình huống liên quan đến nhiệt độ nóng thì cần thực hiện các động tác sơ cứu ban đầu rồi nhanh chóng liên hệ với địa chỉ y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.