Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Nhận biết triệu chứng cao huyết áp sớm phòng tránh biến chứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là việc cần thiết, vậy làm cách nào để nhận biết mình bị huyết áp cao?

Chỉ số huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Lượng máu bơm vào tim càng nhiều và động mạch bị hẹp lại thì huyết áp sẽ càng cao.

Huyết áp như thế nào là bình thường và như thế nào là cao?

Các bác sĩ bệnh chuyên khoa cho biết, huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Chẳng hạn: chỉ số 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).

Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Đối với những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ nằm trong khoảng từ 120-139 mmHg và tâm trương kết quả nằm trong khoảng từ 80-89mmHg.

Người bệnh có thể được xác định là bị cao huyết áp nếu kết quả đo huyết áp trong một tuần như sau: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg. Hoặc một trong hai chỉ số trên đạt ngưỡng lớn hơn mức trên trong một tuần.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết có những người bị bệnh tăng huyết áp trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì, tuy nhiên bệnh vẫn âm thầm gây ra các tổn thương trong cơ thể ở tim và mạch máu, nếu huyết áp không được kiểm soát sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy làm cách nào để nhận biết mình bị cao huyết áp?

Do bệnh cao huyết áp thường không có các dấu hiệu rõ ràng nên cách nhận biết bệnh cao huyết áp duy nhất là thực hiện đo huyết áp.

Lưu ý không phải cứ số đo huyết áp cao là bạn đã bị cao huyết áp, mà để chẩn đoán chính xác thì cần theo dõi chỉ số huyết áp nhiều ngày. Nếu bạn nghi ngờ mình bị cao huyết áp thì nên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm.

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn những đối tượng có nguy cơ bị bệnh chuyên khoa cao huyết áp là những người cao tuổi, những người thừa cân béo phì, người mắc bệnh thận, bệnh tuyến giáp, người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh (lười vận động, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, dùng rượu bia, thuốc lá…)

Ngoài những yếu tố trên, việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài cũng có thể làm tăng huyết áp, bệnh cũng có yếu tố di truyền, yếu tố dân tộc.

Trên đây là một số thông tin cách nhận biết bệnh cao huyết áp và các đối tượng có nguy cơ mắc phải. Cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, não, mắt, thận… gây suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong. Do vậy bạn nên duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát huyết áp của mình ở mức tốt nhất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.