Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Đau dạ dày: Vị trí và cách phân biệt với các bệnh lý khác

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Bài viết sau sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc về vị trí đau, cách nhận biết và phân biệt giữa đau dạ dày với một số bệnh lý khác, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau dạ dày: Vị trí và cách phân biệt với các bệnh khác

Một số thông tin cần biết về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày (hay còn gọi là bao tử), đây là một cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa, đảm nhận 4 chức năng chính gồm: Vận động, nhu động, bài tiết và tiêu hóa thức ăn, nước uống. Đau dạ dày là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng dạ dày bị tổn thương mà một trong những biểu hiện chính là tình trạng viêm loét niêm mạc gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Vị trí đau và cách nhận biết đau dạ dày

Theo Bác sĩ Võ Văn Thái – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Để biết rõ vị trí đau dạ dạy, người bệnhcần phải biết rõ về trị trí và cấu tạo của cơ quan này trong cơ thể. Trong khoang bụng, dạ dày là phần phình ra to nhất của hệ thống ống tiêu hóam có hình dạng như một chiếc túi hình chữ J, nằm giữa đoạn nối thẳng từ ức đến rốn. Vị trí của nó là ở giữa vùng bụng hướng về bên trái, phía trên rốn và dưới vùng thượng vị.

Có 3 vị trí đau dạ dày mà người bệnh cần quan tâm:

  • Đau dạ dày gây đau vùng thượng vị: Được xác định là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Khi bị đau ở vùng này, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài. Ngoài ra, cơn đau có xu hướng lan ra vùng ngực hoặc sau lưng.
  • Đau dạ dày có thể gây đau vùng bụng giữa: Cụ thể là quanh rốn. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng nên thông thường rất khó nhận biết qua các cơn đau. Bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Nếu đau dạ dày ở khu vực này, người bệnh sẽ có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

Bên cạnh đó, để xác định cơn đau có phải là đau dạ dày hay không, người bệnh nên chú ý thêm các triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đau một cách âm ỉ và quặn thắt… Rõ nhất là cơn đau sẽ bắt đầu từng vùng quanh rốn rồi dần lan rộng ra vùng bụng bên phải.

Đau dạ dày: Vị trí và cách phân biệt với các bệnh khác

Vị trí đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày khá đa dạng, dưới đây là một số yếu tố chính dẫn đến tình trạng này mà người bệnh cần lưu ý:

Do vi sinh vật gây ra

Đây là một nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Nhiều loại vi khuẩn, nấm, điển hình là vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, gây viêm loét cùng những cơn đau. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích mới là yếu tố tạo điều kiện để vi khuẩn HP phát triển và gây hại.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa hoặc; ăn quá no/quá đói; ăn khuya; ăn nhiều thực phẩm chua/cay/nóng; ăn quá nhanh; vừa ăn vừa đọc sách báo, xem tivi, xem điện thoại; sử dụng thực phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn ôi thiu; sử dụng quá nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…  Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau bao tử.

Do Stress, căng thẳng

Áp lực cuộc sống quá căng thẳng, công việc kéo dài khiến cho dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, gây mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét… cũng là yếu tố dẫn đến bệnh dạ dày hiện nay.

Do yếu tố bệnh lý

Một số bệnh thường gặp liên quan tới đường tiêu hóa như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… cũng gây nên những tổn thương ở dạ dày.

Do tác dụng phụ của thuốc

Việc lạm dụng các loại thuốc Tây như thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao sẽ ức chế hệ vi sinh vật trong dạ dày, gây viêm loét,…

Các biến chứng có thể xảy ra

Mặc dù đau dạ dày không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đớn, khó chịu, chất lượng công việc và cuộc sống đi xuống.
  • Chán ăn, sức khỏe kiệt quệ.
  • Đau dạ dày còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của các quý ông, giảm ham muốn tình dục.
  • Gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

 

Đau dạ dày: Vị trí và cách phân biệt với các bệnh khác

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị đau bao tử kịp thời

Cách phân biệt điểm đau dạ dày với bệnh lý khác

Ngoài vấn đề khi dạ dày bị đau thì là đau ở bên nào vị trí chính xác cụ thể ở đâu, chúng ta cũng cần quan tâm đến một số triệu chứng kèm theo để tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Cụ thể:

Cảm giác đau ở thượng vị

Tại vị trí này, người bệnh sẽ cảm giác đau một cách âm ỉ hay dữ dội, chủ yếu ở vùng thượng vị sau đó lan sang các vùng khác và có thể kéo dài trong một vài giờ, cường độ đau thường ngắt quãng hoặc lặp lại không ngừng. Thường sẽ xuất hiện lúc người bệnh quá đói hoặc ăn quá no.

Người bệnh đau dạ dày thường chán ăn

Khi dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa theo đó sẽ hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến cho người bệnh sau khi ăn sẽ gặp cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra một số người bị đau dạ dày còn cảm thấy buồn nôn sau ăn.

Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể không được dung nạp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược nghiêm trọng.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng

Dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị lên menlượng acid từ dịch vị dư thừa quá mức khiến cho chúng bị đẩy lên trên, dẫn đến buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, xuống cân đột ngột, trở nên vàng vọt, xanh xao.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất và tác động cực xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng. Biểu hiện của triệu chứng này có thể thấy là chất thải đi ngoài có lẫn máu, phân có màu hắc ín, nôn ra máu, thường xuyên váng đầu, chóng mặt. Nếu gặp phải tình huống này, bệnh nhân cần phải được đưa đi cấp cứu ngay.

Đau bao tử là một bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Nên nếu bệnh nhân gặp một trong những triệu chứng kể trên, đặc biệt là chảy máu tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp