Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Bác sĩ tư vấn cách nhận biết và xử trí trẻ bị tiêu chảy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mùa hè nắng nóng, ẩm ướt là điều  kiện thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh gây bệnh, đặc biệt là tiêu chảy bệnh thường phổ biến ở trẻ em. Vậy cách xử trí tiêu chảy hiệu quả như thế nào?

Tiêu chảy là bệnh có tỷ lệ mắc và  tỷ lệ tử vong cao, bệnh thường gặp ở trẻ em, theo Tổ chức Y tế Thế giới hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ bị mắc tiêu chảy và 1,5-2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy bệnh thường gặp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy là gì? Làm thế nào để nhận biết trẻ đang bị tiêu chảy 

Bệnh tiêu chảy là tình trạng tăng lượng dịch ngột trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng, > 3 lần trong vòng 24 giờ. – tiêu chảy cấp: thời gian tiêu chảy < 2 tuần. Nguyên nhân do mầm bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi-rút) phát triển trong ruột và được tống ra ngoài cơ thể theo phân. Ai cũng có thể bị tiêu chảy và có thể bị lại nhiều lần. Những người mang mầm bệnh này trong phân có thể không bị tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết trong phân có chứa mầm bệnh hay không.

Trẻ bị tiêu chảy sẽ có những biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh, thường có những triệu chứng buồn nôn. Kèm theo đó trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:

+ Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
+ Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
+ Toàn thân có thể có sốt, mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp, trẻ còn có dấu hiệu mất nước,..

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Tp HCM cho rằng, sau khi đi vệ sinh, thay tả hoặc giúp trẻ đi vệ sinh mà không rửa tay sạch khi bế trẻ hay nấu ăn các mầm bệnh nhỏ không thấy được sẽ bám vào tay trẻ hay thức ăn, thậm chí có thể lan sang miệng sau đó mầm bệnh đi vào cơ thể. Đây là nơi chúng phát triển và gây bệnh, Bệnh tiêu chảy lây dễ dàng nơi trẻ em vì chúng chạm tay vào mọi thứ và chúng còn quá nhỏ để có thể rửa tay thật sạch.

Đối với trẻ bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ trong trường hợp này

  • Trẻ < 4 tháng: bú mẹ liên tục, thường xuyên, kéo dài. Nếu không có sữa mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa thủy phân.
  • Trẻ > 4 tháng: khuyến khích tiếp tục bú mẹ. Chế độ ăn đặc biệt giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và lượng thức ăn > 110 kcal/kg/ngày. Nếu trẻ không ăn đủ (cung cấp ít hơn 80% nhu cầu năng lượng) cần nuôi ăn qua sonde dạ dày, đồng thời cung cấp vitamin và khoáng chất: bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày trong 2 tuần: folate, vitamin a, đồng, kẽm, sắt, magne.

Dinh dưỡng là vấn đề cần thiết cho trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng đặc biệt cần tiến hành hội chẩn dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng nặng, thất bại trong nuôi ăn (sau 7 ngày điều trị: tiêu chảy > 10 lần/ngày, xuất hiện lại dấu hiệu mất nước, không tăng cân) hoặc có chỉ định nuôi ăn qua sonde thì cần theo dõi mỗi ngày: cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy, tính chất phân; các dấu hiệu, biến chứng ( nhiễm trùng, rối loạn nước – điện giải, kiềm toan, …)

Các bác sĩ hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM cho lời khuyên để phòng ngừa lây lan bệnh tiêu chảy:

Nhớ rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi đi vệ sinh, giúp trẻ đi vệ sinh, hoặc thay tã, và trước khi nấu ăn hoặc ăn. Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng cần được rửa tay lúc này. Chỉ rửa qua không đủ, phải bảo đảm là rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất là 30-45 giây. Nếu người nào đó trong gia đình bạn bị tiêu chảy, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên viên chăm sóc sức khỏe của mình. Điều này rất quan trọng nếu trong gia đình bạn có người làm việc với nhiệm vụ chính là chế biến và chuẩn bị thức ăn. Phần lớn những người bị tiêu chảy không cần uống thuốc. Các triệu chứng sẽ hết trong vòng từ 2-5 ngày. Nếu bạn thấy có máu trong phân (chứng lỵ) hay các triệu chứng vẫn còn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Các bác sĩ  sẽ quyết định xem bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình có cần được điều trị không.

Chúc các bạn và gia đình có một sức khỏe tốt!

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn