Search
Thứ Hai 14 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Bác sĩ tư vấn 3 loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh tiểu đường nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là 3 loại xét nghiệm giúp chẩn đoán xem bạn có bị tiểu đường hay không.

Bác sĩ tư vấn 3 loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Bác sĩ tư vấn 3 loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là căn bệnh có tỉ lệ người mắc cao hiện nay. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và chẩn đoán được tình trạng bệnh là rất quan trọng bởi nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh chuyên khoa bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường), là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường khiến người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và khát nước.

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị mắc tiểu đường hay không, có thể thực hiện các xét nghiệm sau đây.

3 loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường.

  • Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói

Đây là loại xét nghiệm được thực hiện để đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Thời điểm tốt nhất để tiến hành làm xét nghiệm này là khi bệnh nhân nhịn ăn, bởi khi nhịn ăn thì lượng đường trong máu sẽ giảm. Nếu như lúc này lượng đường trong máu của bạn vẫn cao, chứng tỏ sự điều hòa glucose máu trong cơ thể không được hiệu quả.

Các chuyên gia y tế cho biết, bình thường đường huyết lúc đói là 100mg/dl, nếu kết quả xét nghiệm mức glucose lúc đói của bạn là 126 mg/dl hoặc cao hơn thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh tiểu đường. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm mức đường huyết lúc đói của bạn ở khoảng từ 100 đến 125 mg/dl thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn kiểm tra lại vào hôm sau để đưa ra kết luận. Nên thực hiện xét nghiệm này ít nhất 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn.

  • Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống

Để cho kết quả chính xác thì xét nghiệm này cũng cần được thực hiện sau khi bạn nhịn ăn 8 tiếng. Sau đó bạn phải uống một ly nước pha với 75g glucose và đường huyết sẽ được kiểm tra thêm lần nữa sau đó 2 giờ.

Người bình thường kết quả xét nghiệm đường huyết lúc này sẽ là dưới 140 mg/dl, nếu kết quả xét nghiệm của bạn đạt từ 140 đến 199mg/dl thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là bạn bị tiền đái tháo đường, nếu kết quả trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.

  • Xét nghiệm HbA1c

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, loại xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2, bên cạnh đó còn được sử dụng để kiểm tra tổng thể lượng đường trong máu và kiểm tra xem phương pháp điều trị giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường có hiệu quả hay không.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Bởi tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 đến 120 ngày, do vậy lượng đường máu được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 3 tháng.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Giải thích kết quả:

+ Phạm vi bình thường: Mức HbA1c dưới 5,7%.

+ Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường.

+ Nếu chỉ số HbA1c trên 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường.

Bảng các thông số giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Trên đây là một số xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán xem bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không. Khi phát hiện bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.vn tổng hợp.