Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Lao phổi là một bệnh lây qua đường hô hấp vô cùng nguy hiểm. Vì vậy giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng sẽ chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà trong bài viết sau đây.


Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Là một loại bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp nếu người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ… Bệnh thường gặp khi vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Vi khuẩn lao từ phổi có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó.

Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

Sau đây là một số biện pháp chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà được giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, thông tin chỉ mang tính tham khảo, không áp dụng thực tế khi chưa có ý kiến của cán bộ y khoa.

Hạn chế tiếp xúc

Lao phổi rất dễ lây lan qua không khí, đặc biệt ở trong phòng kín hoặc nhà ở chật hẹp. Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà chúng ta cần phải chú ý:

  • Cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với người khác.
  • Khi người bệnh giao tiếp với người khác phải luôn mang khẩu trang che mũi, miệng.
  • Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đàm đúng nơi quy định và được hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp (ví dụ như đốt).
  • Không nên tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như: trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, bị các bệnh đái tháo đường, suy thận….
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler nếu người bệnh ho ra máu quá nhiều.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái nhất để đường hô hấp được lưu thông dễ dàng.
  • Căn dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường và tránh di chuyển hoặc vận động.
  • Luôn sẵn sàng hút đờm ở miệng hoặc sâu trong đường thở để đảm bảo khí được thông thương tốt
  • Chuẩn bị sẵn ca nhổ ở nơi dễ lấy; có vạch đo số lượng máu thoát ra của bệnh nhân.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

Bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế từ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tại mục Bệnh chuyên khoa cho biết: Người bệnh lao phổi cần phải có chế độ ăn uống riêng, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Chế độ ăn uống phải đảm bảo các tiêu chí:

  • Năng lượng: Người mắc bệnh lao thường có nhu cầu năng lượng tăng cao, để duy trì trọng lượng cơ thể khẩu phần ăn phải tăng từ 20-30%.
  • Protein: Để ngăn ngừa sự lãng phí năng lượng dự trữ trong cơ thể cần phải bổ sung Protein cho người bệnh.
  • Các vi chất dinh dưỡng: Người bệnh có nhu cầu bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% so với người bình thường
  • Cho người bệnh ăn những thực phẩm giàu đạm, calo, rau quả; tăng cường các loại thức uống, nước ép.

Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, với các món ăn đa dạng đặc biệt là các món người bệnh thích nhưng vẫn đảm bảo được các chất dinh dưỡng vì trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn.

Giám sát quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân

Người chăm sóc hoặc người nhà của bệnh nhân là những người cần phải giám sát trực tiếp việc dùng từng liều thuốc của bệnh nhân, đảm bảo bệnh nhân sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng, đều đặn và đủ thời gian theo từng loại phác đồ.

Đúng liều lượng: Mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định dùng thuốc riêng, dựa theo cân nặng của cơ thể. Do đó cần phải dùng đúng theo liều lượng bởi nếu thấp quá thì không hiệu quả, còn cao quá thì gây ra tai biến.

Đúng cách: Các loại thuốc kháng lao được dùng trước bữa ăn sáng 30 phút, dùng một lần duy nhất trong ngày.

Đều đặn: Người bệnh phải thực hiện đúng theo phác đồ một cách đều đặn để tránh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao.

Đảm bảo thời gian: Các triệu chứng thường hết sau 3 đến 4 tuần dùng thuốc nếu điều trị đúng theo thời gian trong phác đồ quy định bởi Bộ Y Tế. Vì vậy, đừng chủ quan để người bệnh bỏ thuốc.

Theo dõi sức khỏe bệnh nhân lao phổi định kỳ

Bên cạnh theo dõi đánh giá đáp ứng cải thiện trên lâm sàng; và các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần được xét nghiệm đàm theo dõi.

Đối với bệnh nhân lao phổi có xét nghiệm đàm AFP dương tính cần phải xét nghiệm đàm 3 lần để kiểm tra kết quả cho chính xác.

Chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà như sau:

  • Để việc điều trị và chăm sóc người bệnh lao phổi được hiệu quả hơn, cần phải cho người bệnh ngủ đủ giấc và thời gian ngủ lý tưởng là buổi trưa ngủ 1-2 tiếng, buổi tối ngủ 7-8 tiếng.
  • Bệnh nhân cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo và tắm giặt mỗi ngày. Nếu bệnh nhân không thể tự làm được, người chăm sóc có thể hỗ trợ nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây nhiễm.
  • Khi sức khỏe bệnh nhân đã vào giai đoạn ổn định, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người.

Trên đây là cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà được các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo và không nên áp dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ và cán bộ y khoa.

Bài viết tham khảo nguồn: Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản

Nguồn: bệnh học chuyên khoa tổng hợp