Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Chuyên gia y tế chia sẻ phương pháp xử trí khi bị dị ứng hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Dị ứng da là tình trạng dị ứng phổ biến nhất hiện nay, nó xuất hiện ở hầu hết tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, thời gian và không gian. Do đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng đối với căn bệnh này.

Dị ứng được hiểu như thế nào?

Dị ứng da là gì?

Dị ứng da là sự rối loạn của lớp biểu bì ngoài da, bệnh thường gặp với tình trạng lớp biểu bì ngoài cùng của da phản ứng với một số thành phần, có thể do thức ăn, nước uống, thời tiết, mỹ phẩm…. do không phù hợp với cơ địa của một số người và có nhiều mức độ khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Da chỉ hơi rát, ngứa nhẹ, không quá nguy hiểm và sẽ hết sau đó, không để lại vết chàm trên da.
  • Mức độ trung bình: Da bạn lúc này sẽ đỏ lên, ngứa và sưng lên nhiều.
  • Mức độ nặng: Da của bạn sẽ nổi mẩn đỏ, hình thành các vết sưng từng mảng trên người, gây khó chịu, luôn ngứa và rát rất nhiều. Chúng có thể bị chảy máu nếu vô tình đụng phải hoặc chà xát vết mẩn này.

Nguyên nhân gây nên dị ứng da?

Nguyên nhân được liệt kê đầu tiên có thể được nói đến đó là thức ăn và nước, bởi vì hầu hết đa số những người bị dị ứng da đều rơi vào 2 loại này. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng dị ứng như:

  • Môi trường: Khói, bụi luôn là những tạp chất gây bẩn, nếu như không vệ sinh sạch sẽ bạn hoàn toàn có khả năng cao bị dị ứng.
  • Thuốc: có một số người bị dị ứng với thuốc, tình trạng này có thể xuất hiện khi cơ thể bạn không đủ hòa tan các loại thuốc vào trong cơ thể hoặc gây nên tình trạng da mẩn đỏ, sưng và bạn bị buồn nôn, tức ngực.
  • Ánh sáng mặt trời: Có một số người bị nhạy cảm với ánh mặt trời và có một số trường hợp bị dị ứng trên da khiến da bị đỏ bất thường, rát và có thể chảy máu.

Cần phải làm gì trước, trong và sau khi bị dị ứng da?

Trong quá trình dị ứng da thường được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trước khi bị dị ứng
  • Giai đoạn trong quá trình bị dị ứng
  • Giai đoạn sau khi bị dị ứng

Vậy trong mỗi giai đoạn, chúng ta cần phải làm những gì?

Đối với giai đoạn da trước khi bị dị ứng

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Để dự đoán được mình có thể bị ứng với những món ăn, thức uống nào chúng ta cần phải chuẩn bị danh sách các món ăn mà mình yêu thích hoặc thường sử dụng hoặc những món ăn có chứa các thành phần mà mình bị dị ứng. Trước khi ăn hoặc uống, chúng ta cần phải luôn cân nhắc việc chọn lựa thức ăn hoặc uống nước sẽ dùng. Việc hỏi trước thành phần món ăn sẽ giúp bạn tránh được việc bị dị ứng.

Một số người bị dị ứng hải sản

Đối với những người hay bị dị ứng hoặc rất ít bị dị ứng nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ nhỏ, ghi chép lại tất cả các món ăn, thức uống, mỹ phẩm hoặc một số chất dễ gây dị ứng cho da. Đặc biệt, cần phải ghi chú lại món ăn cuối cùng mà mình ăn trước khi tình trạng dị ứng bắt đầu xuất hiện trên da. Điều này có thể giúp bạn nhận biết chính xác món ăn, rất dễ thực hiện và sẽ rất hữu ích cho việc bạn đi khám bác sĩ hoặc dễ dàng tránh những ăn món ăn khiến bản thân bị dị ứng.

Nên chuẩn bị sẵn nước lọc và dầu gió sẵn trong nhà hoặc mang theo bên người, vì tình trạng dị ứng sẽ gây cho da cảm giác rẩ khó chịu, khi những vết ngứa và rát luôn luôn xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Một cốc nước lọc hạy một lọ dầu gió giúp cho tình trạng dị ứng hết nhanh chóng và tình trạng ngứa hoặc sưng của bạn giảm nhanh đấy.

Giai đoạn trong lúc bị dị ứng

  • Bạn nên ghi nhớ món làm mình dị ứng, điều này rất cần thiết nhất là trong trường hợp bạn đi gặp bác sĩ khi bị dị ứng.
  • Nên uống nước lọc thật nhiều: Việc uống nước lọc có thể đẩy nhanh quá trình đào thải chất ra khỏi cơ thể, có thể giúp tình trạng dị ứng giảm đi rất nhiều.
  • Thoa dầu gió khi bị ngứa: Dầu gió có thể làm giảm cảm giác ngứa, làm giảm tình trạng sưng từng mảng một cách hiệu quả.
  • Tuyệt đối không được gãi: Điều này rất nguy hiểm nếu vô tình gãi vào vết dị ứng, vết dị ứng này sẽ sưng thêm, loang rộng ra thậm chí có thể chảy máu.
  • Hãy uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Đối với một số người dị ứng trên da quá nặng, nên đi khám sức khỏe và thực hiện theo lời khuyên từ bác sĩ, dùng thuốc phù hợp với loại dị ứng của bạn hoặc vẫn có thuốc dị ứng với tất cả các tình trạng dị ứng.
  • Nên sử dụng gạc y tế để băng lại những vết dị ứng có thể giúp giảm bớt sự chà xước vào chúng, tránh tình trạng bị trày vết mẩn đỏ, vì chúng hoàn toàn có thể bị chảy máu.

Giai đoạn sau khi bị dị ứng

Tuy những vết dị ứng của bạn dần biến mất, nhưng tình trạng da lúc này vẫn còn yếu sau khi bị phản ứng với chất dị ứng da, vì vậy hãy chú trọng việc chăm sóc da sau khi bị dị ứng. Đó là:

  • Nên đi khám bác sĩ bệnh chuyên khoa về da ngay lập tức nếu tình trạng nặng
  • Nên sử dụng những thực phẩm nhẹ: những thực phẩm không gây tình trạng dị ứng, có thể là một ít cháo hoặc một ly nước chanh…
  • Nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động ngoài trời, giúp da có thời gian hồi phục sau khi bị dị ứng hoành thành.
  • Sử dụng sản phẩm trị thâm: bạn có thể sử dụng một số sản phẩm trị thâm hoặc một số mỹ phẩm hữu dụng như xà phòng, sữa tắm, sữa dưỡng, kem dưỡng,… giúp cho da hồi phục, hạn chế tình trạng thâm da do dị ứng để lại.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: Bệnh học chuyên khoa tổng hợp