Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Biến chứng của bệnh trĩ ngoại như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh khá phổ biến gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là cho người cao tuổi. Trĩ ngoại bệnh không được chữa trị có thể gây biến chứng. Bệnh chuyên khoa nói về biến chứng của bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường thòi ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại có thể không nguy hiểm ngay tức thì, nhưng theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ khó chịu đến nhiễm trùng.

Đồng thời bệnh trĩ ngoại có thể có biến chứng, trĩ ngoại thường làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (NCT), vì luôn lo lắng về bệnh tật của mình.

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Nguyên nhân gây trĩ ngoại khá đa dạng, nhưng với NCT, do thói quen ăn uống và thói quen đi đại tiện là các nguyên nhân thường gặp nhất. Bởi vì, đa số NCT thường ăn ít, thêm vào đó ăn ít rau, ngại ăn canh và uống rất ít nước (sợ đi tiểu nhiều, nhất là những người vận động khó khăn, mùa lạnh…).

Những lý do này càng dễ gây táo bón và nếu táo bón kéo dài, rất dễ mắc trĩ, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Vì táo bón cho nên khi đi đại tiện phải ngồi lâu và rặn nhiều, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần và thời gian bị táo bón kéo dài, không được chữa trị, không được khắc phục sẽ rất dễ bị bệnh trĩ (trĩ nội hoặc trĩ ngoại hoặc cả hai).

Một số người có tuổi bị béo phì, thừa cân, vận động khó khăn cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của hệ tuần hoàn gây nên tụ máu cục bộ hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động như: mao mạch vùng hậu môn sẽ phồng to rất dễ trở thành trĩ ngoại.

Bên cạnh đó, những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động rất dẽ dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại.

Một số người do thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

Bien-chung-cua-benh-tri-ngoai1

Triệu chứng trĩ ngoại như thế nào?

Trĩ ngoại có các mức độ khác nhau, loại do tắc mạch bởi các tĩnh mạch ở hậu môn căng phồng, gây căng tức, khó chịu, và thường gây chảy máu do tĩnh mạch bị vỡ.

Trĩ ngoại thường gây khó chịu khi đi lại, nhất là có kèm theo xuất tiết, ẩm ướt. Do ẩm ướt cho nên có thể bị viêm nhiễm, nhất là loại xảy ra ngay tại nếp gấp ở cửa hậu môn gây nên hiện tượng phù nề, đau đớn, nhất là khi đại tiện. Do đại tiện khó khăn cho nên càng bị táo, đi đại tiện rặn nhiều bệnh trĩ càng nặng thêm. Gây đau nhiều nhất là loại do tĩnh mạch căng, phồng hoặc bị gập.

Loại này thường gây ra đau đớn nhiều, chảy máu khi đi đại tiện, thậm chí gây tắc hậu môn và gây khó khăn cho việc vệ sinh hậu môn.

Biến chứng của trĩ ngoại

Đáng chú ý nhất của bệnh trĩ ngoại đau khi đi đại tiện và ra máu, các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn gây khó chịu, đau khi đi lại và lúc đi đại tiện. Trĩ ngoại càng để lâu càng dễ gây viêm nhiễm, có thể gây nhiễm trùng huyết. Ở phụ nữ bị trĩ ngoại rất dễ gây viêm  phần phụ.

Bệnh trĩ ngoại có điều trị được không?

Bệnh trĩ ngoại vẫn có thể chữa trị được, tùy theo từng mức độ của bệnh mà có hướng xử trí thích hợp khác nhau. Vì vậy, khi nghi bị trĩ ngoại, NCT hoặc người nhà cần đưa người bệnh đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên ngại hoặc không nên chủ quan. Khi bệnh đang ở các giai đoạn đầu nên điều trị nội khoa (dùng thuốc).

Thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc trợ mạch (làm cho thành mạch vững chắc hơn), thuốc chống viêm nhiễm, kháng sinh (nếu có viêm nhiễm), thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề. Nếu bị táo bón có thể phải dùng thêm các thuốc chống táo bón.

Tuy vậy, dùng thuốc gì, liều lượng và cách sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ khám Bệnh chuyên khoa, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự dùng thuốc. Bởi vì, đi ngoài ra máu còn có nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt lưu ý ở NCT.

Nếu điều trị nội khoa đã đúng phác đồ, đủ thời gian mà bệnh không những không khỏi mà có xu hướng năng thêm, bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng chuyển điều trị bằng thủ thuật như: tiêm xơ hoặc thắt búi trĩ hoặc được đốt bằng dao điện tùy theo tính chất của bệnh và sức khỏe của người bệnh.

Nguồn: Alobacsi.com