Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Vì sao tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh vô kinh tăng cao ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Kinh nguyệt là một trong những biểu hiện sinh lý của phụ nữ khi bắt đầu tuổi dậy thì. Nhưng ngày nay nhiều trường hợp không có kinh nguyệt, vậy nguyên nhân gây vô kinh là gì?

Vô kinh là gì ?
Vô kinh là gì ?

Vô kinh là gì ?

Vô kinh là hiện tượng người phụ nữ không thấy kinh nguyệt trong một thời gian nhất định, khoảng thời gian đó có thể là 18 tuổi nếu chưa có kinh lần nào hoặc là 3 tháng với trường hợp kinh nguyệt đều, 6 tháng với trường hợp kinh nguyệt không đều mà tự nhiên kinh nguyệt không xuất hiện nữa.

Có những loại vô kinh nào ?

– Theo thời gian xuất hiện, có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là không có kinh nguyệt khi đã quá 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là trước đó đã có kinh nguyệt nhưng vì lý do nào đó mà không thấy kinh nguyệt trở lại trong vòng 3 tháng nếu trước đó kinh nguyệt đều, hoặc 6 tháng nếu trước đó kinh nguyệt không đều.

– Vô kinh sinh lý và vô kinh bệnh lý: Vô kinh thuộc nhóm bệnh chuyên khoa phụ sản và Vô kinh sinh lý là hiện tượng bình thường và loại vô kinh bệnh lý là hiện tượng không bình thường, do một hoặc nhiều bệnh nào đó gây ra.

Nguyên nhân vô kinh hiện nay

Vô kinh nguyên phát

Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát thường là do bẩm sinh như:một số trường hợp không có tử cung, không có âm đạo, có vách ngăn âm đạo, không thủng màng trinh, teo tuyến yên bẩm sinh, teo buồng trứng bẩm sinh, rối loạn hoạt động enzyme bẩm sinh của tuyến sinh dục, tuyến vỏ thượng thận… dẫn đến không có kinh nguyệt, hoạt động của buồng trứng sẽ không thuận lợi, sự phóng noãn có thể diễn ra  nhưng rất khó thụ thai.

Nguyên nhân gây Vô kinh ?
Nguyên nhân gây Vô kinh ?

Vô kinh thứ phát

– Nguyên nhân sau sinh: Nguyên nhân tâm lý như trầm cảm sau sinh, suy tuyến yên (hội chứng sheehan, hội chứng vô kinh tiết sữa (hội chứng Chiari – Frommel, u tuyến yên)

– Sử dụng một số loại thuốc tránh thai: Tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên… do dùng kéo dài có thể gây vô kinh vì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo.

– Một số nguyên nhân khác: Dính buồng tử cung (sau nạo hút, lao sinh dục), buồng trứng có khối u, buồng trứng suy tàn sớm, những chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, mãn kinh sớm, rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến thượng thận, tuyến giáp, tăng prolactin máu…

– Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị vô kinh thứ phát là không có chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nó cũng có thể có một số triệu chứng khác kèm theo, chẳng hạn như dịch tiết âm đạo, sữa, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực… hoạt động buồng trứng cũng không đều đặn nên việc thụ thai cũng gặp nhiều khó khăn.

Có những loại vô kinh nào ?

Có những loại vô kinh nào ?

Điều trị vô kinh


Ngày nay, với nền y học hiện đại tại Việt Nam và quốc tế, rất nhiều nhà khoa học đang và đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp chữa bệnh vô kinh hiệu quả như sau:

– Phương pháp điều trị vô kinh tổng quát: Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và vừa sức mỗi ngày, thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa công việc và gia đình, ngỉ ngơi và giải trí.

– Điều trị vô kinh hữu hiệu theo nguyên nhân: Khi có dấu hiệu vô kinh cần đi khám để tìm nguyên nhân gây vô kinh và điều trị theo từng nguyên nhân.

Vô kinh là một trong nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn cho phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây vô kinh cho phụ nữ, khi bạn gái 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt hay phụ nữ sau 3- 6 tháng chưa có kinh trở lại cần được đi khám để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng cho sinh sản sau này.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn