Search
Thứ Sáu 19 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Hà Nội phòng ngừa biến chứng rối loạn chức năng tuần hoàn não như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Rối loạn chức năng tuần hoàn não là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó diễn ra âm thầm, k rõ rệt nếu. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa biến chứng rối loạn tuần hoàn não?

Hà Nội phòng ngừa biến chứng thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?

Hà Nội phòng ngừa biến chứng thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?

Rối loạn loạn tuần hoàn não là gì?

Chứng rối loạn tuần hoàn não là do các bệnh khác như viêm xoang, huyết áp thấp, rối loạn vận mạch,… làm cho động mạch xuất hiện những cục máu đông làm tắc nghẽn lưu thông máu lên não.

Bên cạnh đó, rối loạn tuần hoàn não thường xuất hiện ở những người cao tuổi khi trời lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột (sốc nhiệt) khiến cho lượng máu lưu thông lên não không đủ, não bộ bị thiếu ô xi tạm thời nên buộc phải ngưng trệ hoạt động điều khiển các cơ quan khác, gây rối loạn tức thời ở não.

Mặt khác, người bị rối loạn tuần hoàn não cũng không nên loại trừ khả năng bị các căn bệnh khác liên quan đến não như u não, u dây thần kinh số 8 hoặc bị ngộ độc hóa chất.

Làm thế nào để nhận biết bị rối loạn tuần hoàn não? 

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ làm thế nào để nhận biết khi bị rối loạn chức năng tuần hoàn não:

  • Nhức đầu: là triệu chứng gặp sớm nhất ở người có hội chứng rối loạn tuần hoàn não. Nếu nhẹ thì nhức đầu không dữ dội mà âm ỉ khắp cả vùng đầu, nhiều trường hợp dùng thuốc giảm đau không thuyên giảm hoặc giảm ít.
  • Chóng mặt: Dấu hiệu đặc trưng nhất của rối loạn tuần hoàn não là chóng mặt. Chóng mặt đôi khi chỉ thoáng qua nhưng có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày hoặc còn lâu hơn và kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn và đôi khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã). Hiện tượng này hay gặp nhất là lúc nửa đêm về sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn.
  • Giảm thăng bằng: Người bệnh thấy choáng váng, loạng choạng, mất thăng bằng nếu cố ngồi dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, nhẹ thì xây xước, chảy máu, nặng, có thể gãy chân tay, chấn thương sọ não.
  • Buồn nôn, nôn: Khi thay đổi tư thế (nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại) là chóng mặt, buồn nôn tăng lên làm cho người bệnh rất sợ trở mình hoặc ngồi dậy. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và buồn nôn, nôn nhiều. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn tuần hoàn não rất dễ gây rối loạn giấc ngủ (ngủ ít hoặc không ngủ được, ngủ chập chờn do đó dễ tỉnh giấc và rất khó ngủ tiếp), chóng quên, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ.

Cách phòng ngừa khi bị rối loạn chức năng tuần hoàn máu não

Cách phòng ngừa khi bị rối loạn chức năng tuần hoàn máu não

Phòng ngừa biến chứng của rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Dược đưa ra cách phòng ngừa bệnh rối loạn tuần hoàn não như sau:

Muốn phòng tránh những biến chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với các thức ăn lành mạnh, ít mỡ, ít béo như rau quả, cá, thịt trắng và các thực phẩm giàu chất sắt.

Đồng thời, người bệnh nên tích cực vận động, tập thể dục để máu lưu thông được dễ dàng hơn để ngăn biến chứng của rối loạn tuần hoàn não. Khi phải ngồi nhiều thì khoảng 30 phút phải đứng lên, đi lại, đổi tư thế cho phù hợp. Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, tắm nước quá lạnh mà nên nằm ngủ chỗ kín gió, tắm nước ấm.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa