Bệnh sốt xuất huyết là bệnh thường gặp ở trẻ gây biến chứng nguy hiểm nên những kiến thức về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ các cha mẹ cần biết.
Bệnh sốt xuât huyết ở trẻ
Bệnh chuyên khoa sốt xuất huyết là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Đặc biệt, các loại muỗi vằn này thường ở các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp của ngôi nhà và hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm gây nguy hiểm cho trẻ. Các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo mùa hè là lúc dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển nhanh chóng nhất và đây cũng là lúc những trẻ em có sức đề kháng còn yếu rất dễ bị bệnh nên các mẹ cần có cách phòng ngừa cũng như nhanh chóng phát hiện ra bệnh ở trẻ như sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da,… để có cách điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết, trẻ dễ bị mất nước nên bổ sung nước là yếu tố cần thiết. Theo kinh nghiệm từ chuyến đi thực tập của mình, một sinh viên liên thông Cao đẳng Điều Dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược cho biết đối với trẻ dưới 5 tuổi cần khoảng 500-1.500ml nước trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml nước trong ngày. Bạn có thể cho trẻ uống nước suối, nước sôi để nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa và thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ, việc sử dụng thuốc đặc trị như thuốc Tân Dược hay những bài thuốc nam là điều cần thiết nhưng cần có sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ. Kết hợp với điều trị bằng thuốc nên cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp và tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Theo các bác sĩ không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá. Đồng thời không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.
Hãy đưa trẻ đến viện nếu tình huống xấu xảy ra
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh thường gặp đối với tất cả mọi đối tượng và đối tượng dễ bị nhất lại chính là trẻ em do nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết có thể phát triển và lan rộng mạnh như vậy là do loại muỗi vằn thường sống trong môi trường tối tăm, ẩm thấp,…Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ hoạt động các nơi có môi trường ẩm thấp, tối tăm hay ao tù nước đọng,… Khi đi ngủ, bạn nên buông màn cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi. Đặc biệt để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả và lâu dài bạn nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và phát quang bụi râm, kết hợp với một số biện pháp diệt muỗi trực tiếp như: thắp nhang muỗi, sử dụng bình xịt, phun thuốc chống muỗi…
Một lưu ý đến mà các giảng viên Cao đẳng Dược đến sinh viên nói riêng và các bậc cha mẹ nói chung trong trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ bằng thuốc Tây y, đó là không nên dùng thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin vì chúng có hại đến người bệnh. Đồng thời khi có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng như: Lừ đừ hoặc bứt rứt, ói nhiều, xuất huyết, đau bụng nhiều, tay chân mát, lạnh, các mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất.
Thực tế trong những trường hợp bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu trở nặng nhưng các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà nên khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng. Vì vậy khi bất kỳ trẻ có dấu hiệu bất thường trong khi bạn không phải là người hiểu biết về các bệnh chuyên khoa thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ có thể kịp thời xử lý nếu trẻ rơi vào trường hợp xấu.
Theo benhchuyenkhoa.edu.vn