Search
Thứ Ba 23 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Những phương pháp nội soi dạ dày là thủ thuật chẩn đoán và điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mỗi phương pháp nội soi dạ dày đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, để phù hợp và an toàn cho bệnh nhân hiện nay có những phương pháp điều trị nào?

Nội soi dạ dày là phương pháp an toàn và hữu hiệu giúp chẩn đoán và điều trị

Nội dung bài viết

PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI DẠ DÀY PHỔ BIẾN NHẤT LÀ GÌ?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Thủ thuật nội soi được thực hiện bằng cách đưa thiết bị nội soi qua đường mũi hoặc miệng, sau đó di chuyển xuống thực quản, dạ dày và tá tràng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể dùng thủ thuật này để sinh thiết mô nhằm quan sát mô bệnh học và xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).

Nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi dạ dày qua đường miệng là phương pháp truyền thống và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Phương pháp này đưa dụng cụ nội soi (ống mềm, đầu chứa đèn chiếu và camera có kích thước nhỏ) qua cổ họng và đi xuống các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột non.

Trước khi thực hiện, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân súc miệng để loại bỏ dịch nhầy và thừa ăn thừa bên trong vòm họng. Sau đó tiến hành xịt thuốc tê vào niêm mạc miệng để tránh cảm giác đau rát và khó chịu trong quá trình nội soi.

Nội soi dạ dày thông qua đường mũi

Nội soi dạ dày qua đường mũi là một trong những phương pháp nội soi được áp dụng phổ biến. Phương pháp này có quy trình tương tự nội soi qua đường miệng. Tuy nhiên đối với nội soi đường mũi, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi có kích thước nhỏ và mềm để tránh gây xây xước, tổn thương niêm mạc.

Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ xịt thuốc tê trực tiếp lên niêm mạc mũi để giảm cảm giác đau và khó chịu. Sau đó luồn ống nội soi qua lỗ mũi xuống cuống họng, thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non (tá tràng). Trong quá trình nội soi, bệnh nhân và bác sĩ hoàn toàn có thể trao đổi về tình trạng bệnh lý.

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp được áp dụng nhiều cho các ca bệnh

Nội soi dạ dày gây mê

Nội soi dạ dày gây mê là lựa chọn dành cho những trường hợp sợ đau, người cao tuổi và người có sức khỏe kém. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân trước khi đưa dụng cụ nội soi vào miệng. Gây mê giúp bệnh nhân không cảm thấy đau rát, khó chịu và buồn nôn trong quá trình thực hiện.

Hơn nữa khi thực hiện nội soi gây mê, bệnh nhân rơi vào trạng thái ngủ nên bác sĩ có thể bơm phồng ống tiêu hóa nhằm quan sát những vùng niêm mạc có nếp gấp và khuất. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện các thủ thuật như tiêm thuốc cầm máu trong điều trị xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, phẫu thuật cắt polyp và thắt tĩnh mạch thực quản.

Phương pháp nội soi dạ dày bằng viên nang

Nội soi dạ dày bằng viên nang là phương pháp mới nhất hiện nay. Phương pháp này không dùng các thiết bị nội soi truyền thống (ống mềm) mà sử dụng camera nhỏ được bọc trong viên nang. Camera này có thể ghi lại 3 hình ảnh/ 1 giây trong vòng 11 tiếng với hình ảnh rõ nét và độ phân giải lên đến 102.400 pixels.

Viên nang được uống trực tiếp qua đường miệng, di chuyển xuống thực quản, dạ dày, đường ruột và được đào thải qua phân. Phương pháp này có quy trình thực hiện đơn giản, không xâm lấn, không gây đau nhức và khó chịu.

Hiện nay, nội soi bằng viên nang được nhiều người lựa chọn vì không gây bất tiện hay khó chịu trong thời gian thực hiện. Hình ảnh từ camera sẽ được chuyển liên tụv vào phần mềm chuyên dụng của bác sĩ trong vòng 8 – 10 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên để thuận lợi cho việc nội soi, bệnh nhân cần nhịn ăn, tránh hút thuốc lá, không sử dụng thuốc và đồ uống có màu trong vòng 12 giờ trước khi thực hiện và 4 giờ sau khi uống viên nang. Trong thời gian tồn tại trong cơ thể, viên nang không gây khó chịu hay bất cứ triệu chứng nào khác thường.

Bài viết đã tổng hợp các phương pháp nội soi dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với nhu cầu, tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính.