Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa là gì và có thể điều trị dứt điểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh chàm tổ đỉa (hay Eczema tổ đỉa) là một bệnh ngoài da, xuất hiện ở nhiều nước nhiệt đới trong đó có cả Việt Nam. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây nên, có thể điều trị bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa là gì và có thể điều trị dứt điểm không
Nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa là gì và có thể điều trị dứt điểm không ?

Nội dung bài viết

Bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Chàm (hay eczema) là bệnh thường gặp ngoài da, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới, nắng nóng như nước ta. Chàm có nhiều dạng như tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dạng đồng tiền, viêm da thần kinh, viêm da tiết chất nhờn, viêm da ứ đọng.

Trong đó, bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da – một biến thể của bệnh chàm thông thường. Bệnh phát triển từng đợt và dễ tái phát, hay gặp ở độ tuổi từ 20-40.

Biểu hiện của bệnh là những mảng đỏ trên da, nổi cộm, ngứa, mụn nước có thể ngày càng nhiều và nhỏ li ti khoảng 1-2mm. Khi mụn nước nông, tự vỡ hoặc do ngứa gãi, vùng bệnh chảy dịch dễ nhiễm khuẩn và lan rộng hơn.

Chàm tổ đỉa xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường ở mặt duỗi của tứ chi, mặt lưng bàn tay, bàn chân và đối xứng hai bên.

Bệnh chàm tổ đỉa diễn tiến mãn tính khiến da khô nhám và dày sừng gây trở ngại cho sinh hoạt và lao động nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm tổ đỉa?

Một số nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh chàm tổ đỉa:

  • Do di truyền: Bệnh di truyền trong gia đình và qua nhiều thế hệ (ví dụ: ông bà bị thì cháu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao). Nếu không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách sẽ rất khó để hồi phục .
  • Do cơ địa: Mỗi người có một cơ địa khác nhau với các biểu hiện khác nhau. Trong đó người mắc bệnh hen suyễn, viêm gan, đại tràng, thận… hay có tiền sử mắc căn bệnh này. Ngoài ra, sức đề kháng yếu, sinh hoạt không điều độ, sử dụng các loại thực phẩm độc hại gây dị ứng cũng là điều kiện thuận lợi cho chàm tổ đỉa xuất hiện.
  • Do dị nguyên: Bệnh dễ mắc khi chúng ta tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại; dị ứng với thực phẩm, đồ vật trong nhà, thú cưng hay thời tiết. Ngoài ra việc sử dụng các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội, nước xả vải, nước lau nhà… cũng làm cho bệnh chàm tổ đỉadễ xuất hiện.

Có thể điều trị bệnh chàm tổ đỉa như thế nào?

Có nhiều cách khác nhau để chữa trị bệnh chàm tổ đỉa, chữa cách nào còn tùy thuộc vào cơ địa từng người, thời gian phục hồi nhanh hay chậm của người bệnh cũng không giống nhau.

Mục đích của việc điều trị là làm cho da trở lại trạng thái như bình thường. Nhưng bệnh có thể tái phát nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như (dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, làm việc như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông, xà phòng, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi…).

Điều trị tổ đỉa thường khó khăn do yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng thường kết hợp với nhau. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.

Đơn thuốc thường được kê theo giai đoạn nhiễm bệnh:

  • Giai đoạn cấp tính: Những loại thuốc thường dùng là dung dịch xanh metylen bôi lên vết thương, dung dịch jarish để đắp lên vùng da bị tổn thương. Cùng với uống thuốc kháng khuẩn histamin, phòng bội bị nhiễm.
  • Giai đoạn bán tính: Bôi hồ nước để hạn chế phù nề và kết hợp với uống các loại thuốc kháng sinh có thành phần kháng viêm.
  • Giai đoạn mãn tính: Người bệnh cần bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm kết hợp thuốc bôi làm ẩm da và uống thuốc kháng sinh chống viêm và ngứa.

Trong điều trị phải chú ý các chất gây dị ứng để loại trừ. Người bệnh không nên tự ý bóc vảy, chọc mụn vì dễ gây nhiễm trùng. Nên rửa tay chân nhẹ nhành, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát. Hạn chế ngâm tay nhiều (ẩm ướt lớp sừng), tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng tay để bảo vệ da tay. Cắt ngắn móng tay, giữ cho da lòng bàn tay, bàn chân khô, sạch.

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng ngoài giờ hành chính
Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng ngoài giờ hành chính

Những hạn chế cho bệnh chàm tổ đỉa tránh tái phát

-Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Hóa chất, đặc biệt là chất tẩy rửa rất kỵ đối với bệnh tổ đỉa. Tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí với những người tưởng chừng như đã khỏi thì vẫn có thể tái nhiễm sau khi tiếp xúc với hóa chất (đặc biệt là xà phòng và các chất tẩy rửa). Vì vậy, cần bảo vệ vùng da bị bệnh trước các yếu tố từ hóa chất. Chọn và sử dụng những sản phẩm làm sạch, chăm sóc thân thể trung tính, ít độ tẩy rửa hoặc dùng các sản phẩm chiết xuất hữu cơ.

Chú ý tới những thay đổi của thời tiết, thận trọng với các món ăn lạ:

  • Nhiều người bị viêm da cơ địa là do cơ thể phản ứng với các yếu tố thời tiết. Đây là lý do khiến mỗi người lại bị viêm da ở những thời điểm khác nhau. Để ý và rút kinh nghiệm xem bản thân mình thường hay phát bệnh vào khoảng thời gian nào hoặc mùa nào để từ đó có cách khắc phục. Ví dụ khi bị dị ứng với gió lạnh, phấn hoa thì phải đeo kính mắt, dùng khẩu trang rộng, ấm để đảm bảo da không phải tiếp xúc nhiều với các dị nguyên này.
  • Một số người khi ăn đồ hải sản, đồ tanh… lập tức có hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người. Đây là một thể viêm da cơ địa do dị ứng thực phẩm. Do vậy, những người có tiền sử viêm da cơ địa cần thận trọng với món ăn lạ, thức ăn có chất tanh. Ngoài ra, cần hạn chế các chất đường, mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Thay vào đó trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại đậu, quả tươi…

Bệnh chàm tổ đỉa được coi là một bệnh dễ mắc đối với hầu hết mọi người vì các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển luôn hiện diện bên cạnh chúng ta. Chính vì vậy khi phát hiện ở bản thân những dấu hiệu của bệnh cần đến ngay phòng khám da liễu để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa