Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Không muốn để lại sẹo sau khi trầy xước da làm như thế nào ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Khi da bị trầy xước, rách, mọi người không nên chủ quan bởi nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo.

Không muốn để lại sẹo sau khi trầy xước da làm như thế nào ?
Không muốn để lại sẹo sau khi trầy xước da làm như thế nào ?

Những cách xử lý vết thương nhanh chóng hợp lý

  • Làm sạch vết thương

Làm sạch vết thương đúng cách là điều quan trọng đầu tiên để đảm bảo nó không bị nhiễm trùng, phục hồi tốt.

  • Cách làm sạch như sau:

Theo trang tin tức về bệnh thường gặp được biết: Bạn để vết thương dưới vòi nước sạch mát và rửa cùng với xà phòng nhẹ, trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu bạn không có nước sạch thì hãy dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước cất.

Điều này sẽ giúp loại bỏ chất bẩn, mảnh vỡ và vi khuẩn trên vết thương. Thêm vào đó, nước mát sẽ giúp giảm dịu cơn đau.

Sau đó dùng khăn sạch vỗ nhẹ vào khu vực này để lau khô, cuối cùng dùng băng băng lại.

Sử dụng một số thực phẩm để điều trị vết trầy xước

  • Dầu dừa

Dầu dừa có thể chữa lành vết thương một cách hiệu quả nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm, giữ ẩm và làm lành vô cùng tuyệt vời của nó. Điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu. Từ đó giúp ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng và sẹo.

Cách thực hiện:

  1. Thoa dầu dừa nguyên chất trên vùng bị thương.
  2. Sau đó dùng băng ý tế băng vết thương lại.
  3. Thoa lại dầu dừa và thay băng 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Nên thực hiện phương pháp này vài ngày để tránh vết thương để lại sẹo.  

  • Nghệ

Củ nghệ có chứa một số chất khử trùng và kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm lành các vết thương nhỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular and Cellular Biochemistry, chất curcumin trong nghệ giúp vết thương mau lành bằng cách điều chế collagen và làm giảm các loại oxy hoạt tính.

Nếu bạn bị vết thương có chảy máu, chỉ cần bôi một ít bột nghệ lên trên vết thương máu sẽ ngừng chảy ngay lập tức.  

Cách thực hiện:

Để chửa lành vết thương nhỏ bạn trộn 1/2 muỗng canh nghệ với dầu hạt lanh để tạo thành một hỗn hợp. Thoa trên vết thương 2 hoặc 3 lần một ngày để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bạn cũng có thể trộn 1 muỗng bột nghệ vào một ly sữa nóng và uống nó hàng ngày trước khi đi ngủ, trong vài ngày để giúp vết thương phục hồi tốt.

  • Lô hội

Việc sử dụng lô hội để điều trị vết thương khá phổ biến, nó có tác dụng giảm đau, chống viêm và làm dịu da. Ngoài ra, gel của nó rất giàu chất phytochemicals có thể giảm đau, giảm viêm, tăng độ ẩm trong da và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Tuy nhiên, nó có nhược điểm, khi trộn với các nguyên liệu khác không đạt hiệu quả tốt, thậm chí làm chậm quá trình lành của vết thường.

Cách thực hiện

  1. Cắt một lá lô hội và chiết lấy gel của nó.
  2. Thoa gel trên vết thương và để khô.
  3. Sau đó rửa sạch vết thương bằng nước ấm và dùng khăn mềm vỗ nhẹ để lau khô.

Thực hiện vài lần một ngày cho đến khi vết thương lành lại.

Xét tuyển Cao đẳng Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT
Xét tuyển Cao đẳng Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT

  • Tỏi

Tỏi đã được sử dụng để chữa lành vết thương do tính chất kháng khuẩn của nó. Bên cạnh đó, tỏi có thể ngăn ngừa chảy máu, giảm đau và làm lành vết thương. Ngoài ra, tỏi tăng cường khả năng tự vệ của các tế bào bên trong cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

Trong trường hợp vết thương bị chảy máu, bạn rửa sạch vết thương bằng nước và đắp một ít tỏi đã giã nát vào đó, sẽ giúp giảm đau và ngừng chảy máu ngay lập tức.

Để giúp vết thương lành lại, nghiền nát một vài múi tỏi, trải lên một miếng băng vô trùng. Sau đó quấn lên vết thương để trong 20 phút rồi láy ra, rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại hai lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

  • Cây mã đề

Tính chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên của cây mã đề giúp làm lành các vết thương nhỏ rất tốt, thậm chí có thể làm giảm ngứa hoặc đau.

Cách thực hiện:

  1. Bạn lấy một ít lá mã đề, rồi đem đi giã nát.
  2. Sau đó bôi lên vết thương.  
  3. Để cho nó khô, rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Thực hiện phương pháp này một vài lần trong ngày cho đến khi vết thương lành. Lưu ý nếu vết thương của bạn lớn, có dấu hiệu nhiễm trùng như đau, có mủ hoặc gây sốt, hãy đến gặp bác sĩ.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa