Search
Thứ Sáu 26 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Chuyên gia mách bạn một số phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là những bệnh lý phổ biến có khả năng tự lành mà không cần tới sự can thiệp y tế. Nhưng vẫn nên áp dụng một số biện pháp để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Chuyên gia mách bạn một số phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc
Chuyên gia mách bạn một số phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc

Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chỉ ra những biện pháp điều trị viêm kết mạc

Tuy vậy, viêm kết mạc vẫn sẽ khiến bạn khó chịu trong thời gian phát bệnh. Do đó, sau đây Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp bạn bỏ túi một số mẹo đơn giản để đối phó với tình trạng sức khỏe này.

Sử dụng nhiệt để giảm đau:

  • Sử dụng bông tẩy trang tiệt trùng hoặc miếng vải sạch ngâm vào nước mát
  • Vắt ráo miếng bông (vải) và nhẹ nhàng áp lên mí mắt. Không ấn mạnh để tránh gây tổn thương cho mắt
  • Nếu viêm kết mạc chỉ xảy ra ở một bên mắt, không áp miếng bông lên mắt còn lại để tránh lây lan

Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ cao có tác dụng hơn, hãy lặp lại quy trình trên với nước ấm. Lưu ý nhiệt độ nước không được quá nóng khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc gây bỏng mí mắt.

Bạn có thể thực hiện biện pháp này nhiều lần trong ngày với mỗi lần kéo dài vài phút. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vứt miếng bông sau khi dùng, thay vì tái sử dụng.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt :

Thuốc nhỏ mắt không kê đơn có khả năng làm thuyên giảm tình trạng ngứa ở mắt do viêm kết mạc. Bạn có thể chọn mua thuốc nhỏ mắt ở bất kỳ tiệm thuốc nào theo những lời khuyên sau đây:

  • Tìm mua loại được công nhận là “nước mắt nhân tạo”
  • Tránh dùng thuốc nhỏ mắt được quảng cáo với công dụng điều trị “tình trạng đỏ mắt”
    (Viêm kết mạc là nguyên nhân khiến mắt chuyển đỏ. Đỏ mắt còn có thể là hệ quả của những vấn đề khác liên quan đến nhãn cầu, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt, khô mắt, mắt bị tổn thương hay có vật thể lạ trong mắt)
  • Nếu bạn bị viêm kết mạc do dị ứng, hãy thử làm lạnh thuốc nhỏ mắt trước khi dùng

Hạn chế sử dụng kính áp tròng:

Nếu bạn có thói quen dùng kính áp tròng, hãy thay thế bằng kính đeo mắt cho đến khi tình trạng viêm kết mạc biến mất hoàn toàn. Bạn có thể sẽ cần bỏ kính áp tròng và toàn bộ khay đựng cũng như dụng cụ liên quan để tránh trường hợp tái phát bệnh.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Nếu đang đeo kính áp tròng, đừng bỏ qua cảnh báo này!

Giữ vệ sinh sạch sẽ :

Trong trường hợp viêm kết mạc xảy ra do dị ứng, bạn nên thường xuyên giặt quần áo cũng như vỏ gối. Ngoài ra, tắm rửa trước khi ngủ (không tắm khuya) cũng có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục. Nếu biết nguồn gốc dị ứng, bạn nên cố gắng tránh xa nó.

Đăng kí xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng nhanh chóng qua trực tuyến
Đăng kí xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng nhanh chóng qua trực tuyến

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu mắt bạn hoặc trẻ sưng đỏ, nó có thể là triệu chứng của viêm kết mạc hoặc một số loại phản ứng dị ứng khác. Trong trường hợp các dấu hiệu không thuyên giảm sau khi bạn đã thử qua các biện pháp khắc phục tại nhà trong vòng 10 ngày, hãy tìm đến bác sĩ nhãn khoa để nhận được kết quả chẩn đoán chính xác.

Bạn cũng sẽ cần đến gặp các chuyên gia về nhãn khoa nếu cơ thể biểu hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Đau nhức
  • Tầm nhìn thay đổi hay thị lực suy yếu

Chuyên gia điều dưỡng hướng dẫn phòng ngừa viêm kết mạc

Nếu một người trong gia đình bị viêm kết mạc, bạn nên thực hiện hoặc hỗ trợ người đó những biện pháp chống bệnh lây sang những người còn lại, bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng
  • Không chạm tay vào mắt
  • Giặt khăn mặt và vỏ gối thường xuyên với nước nóng
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác

Nguồn: Bệnh chuyên khoa