Lang ben là một bệnh ngoài da thường gặp phổ biến ở nước ta. Bệnh lang ben không gây nên các tổn thương trên da như ngứa khi đi nắng, có màu hình xám đọc, hồng hoặc xám. Vậy bệnh lý này có thể chữa khỏi không?
- Bệnh lồng ruột thường có các triệu chứng như thế nào?
- Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cần phải thực hiện như thế nào?
- Những triệu chứng đau dạ dày người bệnh không nên bỏ qua
Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi nấm Malassezia furfur gây ra
Nội dung bài viết
Bệnh lang ben là gì?
Lang ben là bệnh ngoài da, xảy ra khi da nhiễm vi nấm thuộc nhóm Malassezia và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nấm phát triển để lại những mảng da mất sắc tố.
Lang ben là bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi hoặc chủng tộc, nhưng thường xảy ra ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Đây là bệnh da liễu thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do khí hậu nóng ẩm. Khi bị lang ben, trên da người bệnh sẽ xuất hiện những đốm sáng màu, ban đầu 1-2 đốm, sau đó lan rộng nếu không được điều trị, vị trí ở cổ, ngực, lưng và cánh tay. Những đốm sáng màu đó có kích thước dần dần tăng lên, gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên chúng sẽ phục hồi lại bình thường khi được điều trị khỏi.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh lang ben?
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, lang ben là do những vi nấm nằm trong lớp biểu bì da nhưng kèm theo đó là một số những nguyên nhân xúc tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó có 4 nguyên nhân bị lang ben chính gồm:
Khí hậu
Điều kiện thuận lợi để bệnh lang ben phát triển là khí hậu ẩm với độ ẩm cao. Trong khí hậu đó, da dễ bị nóng ẩm, tiết nhiều mồ hôi nhờn là điều kiện để vi nấm dễ dàng tấn công gây nên bệnh lang ben.
Mồ hôi tiết ra nhiều
Trong quá trình vận động hằng ngày, chúng ta để mồ hôi tiết ra quá nhiều do vận động thể lực, mặc quần áo bít kín,…
Vệ sinh bẩn
Bệnh hầu hết thường gặp ở những người vệ sinh cá nhân kém, để da bẩn và nhiều tế bào chết làm cho nguy cơ mắc nhiễm các bệnh về da cũng như bệnh lang ben rất cao.
Các yếu tố thuận lợi khác
Yếu tố di truyền như tiền sử gia đình có người mắc bệnh lang ben; phụ nữ mang thai; người có lượng cortisone trong cơ thể nhiều hơn người bình thường; cơ thể bị suy nhược hay suy giảm hệ miễn dịch; khi da bị tổn thương khiến các vi nấm dễ dàng tấn công,…
Triệu chứng của bệnh lang ben như thế nào?
Bệnh lang ben có hai biểu hiện:
Vùng phơi ra ánh sang
Là những mảng da có màu trắng, thường là phần da thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng. Đây cũng là biểu hiện thường gặp của bệnh lang ben, hay còn gọi là bệnh lang ben trắng.
Vùng không phơi ra ánh sang
Là những mảng da có màu đất, màu hồng, màu nâu hay màu cà phê sữa. Chính vì thế nên đây còn gọi là bệnh lang ben nhiều màu.
Ở những vùng da bị lang ben, da thường khô, có vảy mịn và cạo ra như phấn. Bệnh hầu như không gây ngứa hoặc ít ngứa. Nhưng khi thời tiết nóng nực và da đổ nhiều mồ hôi thì bệnh nhân có cảm giác ngứa như bị châm chích. Bệnh cũng thường gây tổn thương ở những vị trí khó thấy như cổ, lưng.
Lang ben có chữa khỏi được không?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, nhiều người vẫn thường chủ quan cho rằng bệnh lang ben có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Vì nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể lây lan và ở trên da vĩnh viễn.
Lang ben là một căn bệnh khá dễ điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là chúng lại dễ tái phát. Vì đây là một bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, chúng có thể lây lan. Nếu bạn đã được chữa khỏi nhưng khi tiếp xúc với người bị bệnh, ngủ chung giường, mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm… sẽ có nguy cơ mắc bệnh trở lại.
Ngoài ra, sống trong những môi trường ẩm thấp, cơ thể thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, hệ miễn dịch bị suy yếu, lạm dụng các loại thuốc tây… cũng là những yếu tố làm bệnh tái phát. Vì vậy, nếu muốn ngăn ngừa được nguy cơ bệnh quay trở lại, bạn cần áp dụng các cách phòng bệnh phù hợp.