Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Nên ăn và kiêng gì khi mắc bệnh viêm xoang?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm xoang được xem là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, gây nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Do đó, nếu không may mắc phải căn bệnh này các bạn cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về thực đơn ăn uống hàng ngày của bản thân để góp phần điều trị cũng như hạn chế những biến chứng do viêm xoang gây ra.

Viêm xoang căn bệnh thường gặp ở khí hậu Việt Nam

Viêm xoang căn bệnh thường gặp ở khí hậu Việt Nam

Thực phẩm nên kiêng cử khi mắc bệnh Viêm xoang

  • Thức uống có chất kích thích, gây nghiện: Bia, rượu…chúng có nhiều tác động bất lợi cho bệnh viêm xoang khiến dịch nhầy hình thành càng nhiều, càng đặc hơn. Chất kích thích làm quá trình đào thải nước trong cơ thể nhanh quá mức bình thường, chính lý do này hạn chế sự tổng bỏ chất nhầy trong xoang ra ngoài đồng thời khiến cơ thể bị thiếu nước.
  • Nước lạnh, nước đá: Theo các giảng viên chuyên khoa Liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết hơi lạnh khiến nhiệt độ khoang hầu họng, xoang mũi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột , với những người bị tổn thương sẵn ở xoang sàng hay bất cứ xoang nào khác thì càng dễ bị kích thích , viêm sưng nhiều hơn. Hậu quả là triệu chứng khó thở, đau buốt tăng lên nhiều lần.
  • Sữa, bơ: đây là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, giúp tẩm bổ cơ thể nhưng chúng có điểm trừ là dễ làm quánh đặc dịch mủ ở hốc xoang, điều này có thể kích thích dị ứng.
  • Hải sản, thịt bò, dê,…: Những thực phẩm này có thể gây dị ứng ở hệ hô hấp, tiêu hóa sẽ không tốt chút nào nếu người mắc bệnh viêm xoang thường xuyên dùng tới.
  • Nước ép hoa quả, sinh tố có nhiều đường: gây nhớt, nhầy ổ dịch trong xoang. Tuy nhiên, các bác sĩ tư vấn rằng thay vì mọi xay nhuyễn thì nên ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, thêm đường, đá thì vẫn có thể dùng được.
  • Soda, các loại nước uống có gas: khí gas gây đầy hơi, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tượng trào ngược là nguyên nhân gây viêm xoang mà ít người biết, mỗi lần trào ngược, lượng thức ăn có lẫn axit tiêu hóa đẩy lên trên khiến ngực, mũi, họng, xoang bị nhiễm trùng, đau đớn.

Nên ăn và kiêng gì khi mắc bệnh viêm xoang?

Nên ăn và kiêng gì khi mắc bệnh viêm xoang?

Thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh Viêm xoang

  • Nước cà chua-rau cần tây: Nguyên liệu: cà chua 1 trái lớn, rau cần tây 100 g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100 ml. Cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn.
  • Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc: lá bạc hà tươi 10 g, hoa kim ngân 10g, hoa cúc 10g. Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.
  • Canh táo đỏ: Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày dùng 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.
  • Canh gừng: Gừng sấy khô 10 g, cam thảo nước 20 g. Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Tác dụng: tính ấm trợ dương, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Đậu đao xào: Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu xào một lúc là được. Có hiệu quả rất tốt đối với phòng trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.
  • Tỏi: Theo bác sĩ Y học Cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng an toàn và tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Tỏi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Bởi vậy, sử dụng tỏi là cực kì cần thiết để giảm ngay các triệu chứng viêm xoang và các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Uống nhiều nước: Nước luôn tốt cho cơ thể chúng ta. Khi bị bệnh viêm xoang, việc uống nhiều nước sẽ làm loãng chất nhầy giúp cho việc tống đờm ra dễ dàng hơn, đồng thời có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ cơ thể tốt hơn.
  • Canh mướp nấu thịt: Mướp rửa sạch, cắt đoạn, thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn