Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cúm cần lưu ý điều gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh cúm là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy khi mắc căn bệnh này thì chúng ta nên sử dụng thuốc như thế nào?

Bệnh cúm là căn bệnh thường gặp trong mùa đông xuân với các triệu chứng như: đau đầu, sốt, ho, nghẹt mũi… Cảm cúm thường do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng giúp bệnh nhân dễ chịu nên rất dễ lạm dụng. Do đó, khi nào nên dùng thuốc và cần lưu ý những gì là điều mà bạn cần phải tìm hiểu.

Thuốc giảm đau, hạ sốt sử dụng như thế nào?

Mệt mỏi, đau người, đau đầu và sốt… là dấu hiệu đặc trưng của cảm cúm. Khi các triệu chứng này trở nên khó chịu, sốt cao trên 38,50C thì bệnh nhân nên dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Các thuốc thông dụng là paracetamol, ibuprofen… Các thuốc này nói chung đều an toàn để giảm đau, hạ sốt và hiệu quả cho những cơn đau nhức nhẹ và vừa. Tuy nhiên, trước khi dùng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chú ý đến liều lượng trên nhãn thuốc. Bởi thuốc paracetamol xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm thuốc điều trị cúm nên nguy cơ sử dụng cùng lúc vài loại thuốc có chứa paracetamol là rất cao. Việc dùng paracetamol hơn lượng được khuyến cáo có thể dẫn đến những vấn đề ảnh hưởng cho gan, làm tăng men gan. Thuốc ibuprofen, nếu lạm dụng thì bệnh nhân có thể có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, vì thế bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

Các thuốc chống nghẹt mũi

Triệu chứng điển hình của bệnh cúm chính là bị ngạt mũi, triệu chứng này khiến người bệnh rất khó chịu nên hầu hết bệnh nhân đều sử dụng các biện pháp để hít thở tốt hơn. Một số loại thuốc có tác dụng co mạch, giúp thông mũi và giảm lượng chất nhày có trong mũi và khiến bạn dễ thở hơn. Chẳng hạn như nước muối sinh lý, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc điều trị nghẹt mũi. Nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi và làm giảm sự ngạt mũi. Chúng đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ bởi vì nó giúp làm sạch chất nhày trong mũi mà không có tác dụng phụ. Trước khi sử dụng các thuốc khác, cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch mũi. Xem thêm thông tin Tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2022

Theo chuyên gia ngành Dược ngoài nước muối sinh lý thì các loại thuốc kháng histamin cũng được rất nhiều người sử dụng.  Thuốc xịt mũi chống dị ứng như chlorpheniramin, promethazin, loratadine… là các kháng histamin H1 điển hình giúp giảm dịch tiết sẽ giảm chảy nước mũi và hắt hơi – triệu chứng thường xảy ra khi bị cảm cúm. Nhưng nhược điểm của thuốc là gây buồn ngủ, vì thế khi dùng thuốc, người bệnh cần tránh làm việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… và không uống rượu khi đang dùng thuốc.

Thuốc điều trị bệnh ho

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn ho cũng là một trong những triệu chứng của cảm cúm. Thực tế, những thuốc ho không kê đơn không thể điều trị ho liên quan đến bệnh cúm nhưng chúng có thể làm dịu đi những cơn ho, giúp bạn dễ chịu hơn. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y thì người bệnh có thể uống trà mật ong ấm cũng có tác dụng làm dịu đi những cơn ho. Khi họng ngứa và rát, người bệnh có thể nhỏ từng giọt dung dịch mật ong và chanh cũng rất có hiệu nghiệm, nhưng cũng không nên lạm dụng dùng quá nhiều và không dành cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu sử dụng các biện pháp trên không hiệu quả thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh cúm có thể không quá nguy hiểm nếu người bệnh biết cách xử trí và điều trị kịp thời, do đó bạn nên đến ngay các trung tâm y tế để làm xét nghiệm, nếu mắc bệnh cần điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.