Search
Thứ Sáu 13 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Quá trình mổ dạ dày được diễn ra như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thông thường, mổ dạ dày thường được dùng để điều trị các vấn đề dạ dày không thể chữa được. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có nhiều rủi ro đến sức khỏe.

Nội dung bài viết

Quá trình mổ dạ dày được diễn ra như thế nào?

Quá trình mổ dạ dày được diễn ra như thế nào?

Khi nào bạn nên mổ dạ dày?

Theo các chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Mổ dạ dày được chỉ định cho các vấn đề dạ dày mà không thể chữa khỏi bằng các phương pháp khác. Những vấn đề này bao gồm:

  • Khối u lành tính (khối u không phải ung thư)
  • Chảy máu
  • Viêm
  • Các lỗ thủng ở niêm mạc dạ dày
  • Polyp hoặc khối u bên trong dạ dày
  • Ung thư dạ dày
  • Loét dạ dày hoặc tá tràng nghiêm trọng
  • Béo phì. Khi dạ dày giảm kích thước, người bệnh có thể ăn ít hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể được lựa chọn cuối cùng sau khi các phương pháp điều trị khác như chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc hoặc tư vấn đã thất bại.

Các loại phẫu thuật mổ dạ dày

Ba loại phẫu thuật mổ dạ dày chính bao gồm:

  • Mổ dạ dày một phần. Bác sĩ sẽ cắt bỏ nửa phần dưới của dạ dày. Họ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết ung thư lân cận.
  • Cắt toàn bộ dạ dày. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Sau đó, họ sẽ kết nối thực quản trực tiếp với ruột non.
  • Cắt vạc dạ dày. Ở thủ thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ khoảng 3/4 dạ dày. Mục đích của thủ thuật này là làm cho dạ dày nhỏ hơn và dài hơn theo hình dạng ống.

Chuẩn bị trước khi mổ dạ dày

Bạn sẽ phải làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh và xem xét bệnh sử để đảm bảo có sức khỏe tổng quát đủ tốt cho phẫu thuật. Bạn có thể phải ngừng một số loại thuốc như bác sĩ yêu cầu. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có thể có thai hoặc có các vấn đề y tế khác như bệnh tiểu đường. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thói quen này vì nó làm cho thời gian phục hồi sức khỏe lâu hơn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Quá trình mổ dạ dày như thế nào?

Có hai cách mổ dạ dày. Cả hai đều được thực hiện thông qua gây mê để người bệnh chìm vào giấc ngủ sâu và không cảm thấy đau đớn.

  • Phẫu thuật mở. Một vết cắt lớn được thực hiện để kéo da, cơ và mô, bộc lộ dạ dày.
  • Phẫu thuật nội soi. Thủ thuật này còn gọi là phẫu thuật ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ cắt vết cắt nhỏ hơn và các công cụ chuyên dụng được đưa vào để loại bỏ dạ dày.

Mặc dù phẫu thuật nội soi ít gây đau đớn cho bệnh nhân và cho phép thời gian phục hồi ngắn hơn, các bác sĩ thường khuyến khích phẫu thuật mở khi điều trị một số vấn đề nhất định như ung thư dạ dày.

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đằng Xét nghiệm năm 2019

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đằng Xét nghiệm năm 2019

Các biến chứng sau mổ dạ dày là gì?

Các biến chứng sau mổ dạ dày như:

  • Trào ngược axit dạ dày
  • Bệnh tiêu chảy
  • Hội chứng dumping
  • Nhiễm trùng vết rạch hoặc nhiễm trùng ngực
  • Chảy máu bên trong hoặc bên ngoài
  • Rò rỉ từ dạ dày tại khu vực phẫu thuật
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Axit dạ dày bị rò rỉ vào thực quản gây sẹo, thu hẹp hoặc co thắt
  • Tắc nghẽn ruột non
  • Thiếu vitamin
  • Giảm cân
  • Khó thở
  • Viêm phổi
  • Tổn thương các bộ phận lân cận

Phục hồi sau phẫu thuật

Sau khi mổ dạ dày, bạn sẽ được đưa đến phòng hậu phẫu nơi y tá theo dõi các dấu hiệu quan trọng. Bạn có thể ở lại bệnh viện 1–2 tuần sau phẫu thuật. Trong thời gian này, bác sĩ có thể luồn một ống thông từ mũi đến dạ dày giúp loại bỏ bất kỳ dịch được sản xuất bởi dạ dày và ngăn buồn nôn. Bạn sẽ được cho ăn qua ống truyền tĩnh mạch cho đến khi có thể ăn uống bình thường.

Khi về nhà, thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể phải thay đổi. Cụ thể, bạn nên:

  • Ăn những bữa nhỏ trong ngày.
  • Tránh thức ăn có hàm lượng chất xơ cao.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin C và D.
  • Bổ sung vitamin.

Thời gian phục hồi có thể khá dài. Bạn có thể ăn nhiều chất xơ hơn và ăn những bữa ăn lớn hơn theo thời gian. Bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để xem có tiêu thụ đủ vitamin và khoáng chất hay không.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa