Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Hỏi đáp bệnh học – Suy giãn tĩnh mạch chân

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Hỏi đáp bệnh học – Tôi thường xuyên có cảm giác nặng chân, mỏi chân cứ đứng lên hoặc ngồi xuống cảm thấy rất khó khăn và kèm theo đó là rất hay bị chuột rút về đêm. Tôi muốn hỏi có phải tôi bị suy giãn tĩnh mạch chân? Và bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Nguyễn Thị Mai (Nghệ An)

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng, lâu ngày và không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó, những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng. Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là gây ứ trệ tuần hoàn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải, sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Về điều trị tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa gồm: sửa van tĩnh mạch, chuyển vị trí tĩnh mạch, bắc cầu nối, phẫu thuật nội soi chọc tĩnh mạch dưới lớp cân.

Đối với trường hợp của bác, khi có nghi ngờ mắc bệnh giãn tĩnh mạch, điều đầu tiên là phải đi khám bệnh để được chẩn đoán xác định và có chỉ định điều trị thích hợp.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn