Trẻ em mắc phải bệnh viêm não mô cầu thường khó phát hiện hơn ở người lớn. Bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời thì có thể nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng và cách điều trị hiệu quả nhất
Viêm não mô cầu có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, thời điểm nào. Đây là một trong những bệnh chuyên khoa có thể chữa khỏi hoàn toàn và không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Trẻ em mắc phải bệnh viêm não mô cầu thường khó phát hiện
Dấu hiệu của bệnh viêm não mô cầu là gì?
Khi trẻ mắc phải bệnh viêm não mô cầu thì sẽ có những triệu chứng xuất hiện, dấu hiệu ở mỗi thời kỳ là khác nhau.
Dấu hiệu sớm của bệnh viêm não mô cầu
- Trẻ đột nhiên bị sốt cao trên 39 độ mà không rõ nguyên nhân.
- Trẻ thường xuyên bị ói mửa sau khi ăn hoặc bú mẹ.
- Trẻ quấy khóc, vật vã, cơ thể thì lờ đờ.
- Chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú là những dấu hiệu sớm của bệnh viêm não mô cầu.
- Trẻ bỗng nhiên bị chảy nước mũi, đau họng ngay cả khi không bị ốm.
Dấu hiệu muộn của bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ
Vì không phải là căn bệnh thường gặp nên nhiều bậc cha mẹ đã không có phương pháp chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để khi bệnh viêm não mô cầu ở trẻ đã trở nặng thì sẽ có những biểu hiện như:
- Cơ thể trẻ bỗng nhiên bị phát ban, nổi mẩn, xuất hiện những vùng nhỏ đỏ mỏng ở các đầu ngón tay hoặc ngón chân.
- Trẻ có dấu hiệu sợ nhìn thấy ánh sáng, khi gặp ánh sáng thì khóc ré lên.
- Trẻ bị đau cổ, cứng gáy khi bị viêm não mô cầu.
- Bị co giật là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ.
- Nhiều trường hợp trẻ sẽ bị mê sảng, nói năng lảm nhảm, lơ mơ.
- Ý thức bị mất, cảm giác của trẻ bị rối loạn hoàn toàn.
Phòng bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
Theo lời khuyên của các Y sĩ đa khoa thì để phòng tránh bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ thì cha mẹ cần phải:
- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày thật sạch bằng cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tất cả đồ chơi của trẻ hãy vệ sinh thật sạch và đảm bảo rằng môi trường sống và nơi vui chơi của trẻ phải thật sạch sẽ, thoáng mát.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người, đặc biệt là với những người mắc bệnh về hô hấp và nghi ngờ mắc bệnh viêm não mô cầu.
- Đối với trẻ đã đủ tuổi để tiêm phòng vacxin thì nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Trên đây là một số dấu hiệu sớm của bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải biết. Ngoài ra, bạn đọc hãy thường xuyên đặt ra các hỏi đáp bệnh học với các bác sĩ để có thêm kinh nghiệm phòng và chữa bệnh hiệu quả cho con em mình.
Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn