Search
Thứ Sáu 26 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

9 câu hỏi không nên bỏ qua khi bạn bị chuẩn đoán là ung thư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Nếu bác sĩ chuẩn đoán bạn bị ung thư, hãy bình tĩnh và tìm hiểu về căn bệnh của mình thật kỹ để ứng phó tốt nhất có thể. Do đó, 9 câu hỏi sau đây là câu hỏi vô cùng quan trọng bạn nên đưa ra cho bác sĩ ung thư giải đáp.

Mẹo nhỏ giúp bạn tự kiểm tra gan của mình có khỏe mạnh hay không?

“Gan nhiễm mỡ” không nên bỏ qua những thực phẩm sau đây

Bệnh Ung thư máu có thể duy trì cuộc sống trong bao lâu ?

9 câu hỏi không nên bỏ qua khi bạn bị chuẩn đoán là ung thư

Khi bác sĩ vừa chuẩn đoán bạn bị ung thư, tình trạng sốc, không chấp nhận sự thật là điều bình thường và dễ hiểu ở tất cả mọi người. Có những người sau khi nghe chuẩn đoán đã bị choáng và không còn nghe thấy những gì bác sĩ nói sau đó nữa. Vậy chúng ta cần phải làm điều gì nếu bị chuẩn đoán là ung thư?

Sau đây là 9 câu hỏi bạn không nên bỏ qua nếu bác sĩ chuẩn đoán bạn bị ung thư:

1 – Cụ thể tôi gặp phải vấn đề gì?

Bạn cần phải thật bình tĩnh và quan trọng là hỏi bác sĩ chuẩn đoán và điều trị cho bạn những gì họ biết chính xác về bệnh lý, mức độ nghiêm trọng và cơ hội phục hồi của bạn như thế nào…. Để bạn có thể biết được cơ thể mình đang đối mặt với điều gì và tìm hiểu các thông tin, cách chữa trị. Bệnh ung thư là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, giai đoạn, tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân. Thông tin quan trọng nhất cần phải hỏi là bạn mắc loại ung thư nào, giai đoạn của khối u và nó đã di căn hay chưa.

2 – Bác sĩ có thường điều trị loại ung thư này không?

Bạn cần phải hỏi bác sĩ đã có kinh nghiệm trong việc điều trị căn bệnh mà bạn mắc phải hay không? Bác sĩ là người sẽ cùng bạn chiến đấu với căn bệnh này nên đừng ngại hỏi họ, đó là trách nhiệm với cuộc sống của bạn. Việc bác sĩ có kinh nghiệm sẽ có thể giải thích cho bận cụ thể các giai đoạn phát triển và đưa ra các phác đồ trị liệu của bệnh cũng như mức độ thành công của các phác đồ.

3 – Ước tính tổng chi phí chăm sóc và điều trị là bao nhiêu ? Có được hỗ trợ hay không?

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Đối với việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư thường có chi phí rất cao. Bên cạnh đó bạn phải nắm rõ những khoản chi phí có thể phát sinh trong thời gian điều trị. Bạn có thể hỏi bác sĩ và đội ngũ cán bộ nhân viên y tế, họ có thể giúp bạn xác định được tổng chi phí của mỗi hình thức điều trị hoặc có thể đề xuất cho bạn một số phương pháp chữa trị phù hợp với khả năng kinh tế của bạn.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm các dịch vụ hỗ trợ, các chính sách, chương trình dành cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn trong vấn đề giải quyết chi phí điều trị. Họ có thể giới thiệu bạn cho một số tổ chức cá nhân hảo tâm, mạnh thường quân khi có cơ hội.

Ước tính tổng chi phí chăm sóc và điều trị là bao nhiêu ? Có được hỗ trợ hay không?

4 – Các phương pháp điều trị sẽ kéo dài bao lâu? Tôi sẽ cảm thấy thế nào?

Bằng cách bạn phải hỏi các bác sĩ là phương pháp điều trị sẽ kéo dài trong bao lâu, bạn có thể ước tính được khoảng thời gian tạm dừng công việc của mình, sắp xếp lại các hoạt động trong cuộc sống bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ về các giai đoạn khác nhau của phác đồ điều trị cũng như thời gian kéo dài và các tác dụng phụ có thể gặp phải của từng phương pháp điều trị.

5 – Có phải là do di truyền?

Nhiều người cho rằng, ung thư có thể xuất phát từ những tác nhân bên ngoài như: thuốc lá, lười vận động, rượu bia, một số căn bệnh nhiễm trùng, tiếp xúc bức xạ hay ô nhiễm môi trường… nhưng ít người lại quan tâm đến liệu những người trong gia đình, họ hàng mình có bị mắc phải hay không?

Theo thống kê, người ta ước tính có khoảng từ 8 đến 10% người bệnh ung thư có nguồn gốc di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có một vài thành viên ở các thế hệ khác nhau mắc cùng một loại ung thư, đến gặp bác sĩ kiểm tra hay tư vấn viên có thể hữu ích.

6 – Những tác dụng phụ hoặc biến chứng nào tôi có thể gặp phải trong điều trị ung thư?

Mỗi phương pháp, phác đồ điều trị ung thư đều có những tác dụng phụ đi kèm. Bạn cần phải hỏi rõ bác sĩ thật cụ thể, vì mỗi phương pháp đều có những tác dụng phụ khác nhau để có sự chuẩn bị tốt hơn và tham khảo những giải pháp có thể khắc phục, hạn chế từ bác sĩ.

Sau khi điều trị ung thư, bạn sẽ phải thực hiện những chế độ ăn uống và luyện tập thể chất, hay thậm chí là điều trị các tác dụng phụ.

7 – Bên cạnh phương pháp điều trị ung thư, tôi nên thay đổi điều gì trong lối sống?

Theo chia sẻ của các bác sĩ về bệnh chuyên khoa có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh ung thư cho biết: những bệnh nhân ung thư nên thực hiện và duy trì hoạt động thể chất thích hợp sẽ ít mệt mỏi hơn và luôn có một tâm lý tốt hơn.

Việc điều trị phải được tích hợp vào thời gian hoạt động hàng ngày, bạn không nên tự nhốt mình trong nhà, từ bỏ sở thích và đời sống xã hội. Nó sẽ không giúp bạn đối mặt với căn bệnh này. Mặt khác, bạn có thể tìm bác sĩ tư vấn cho bạn để tìm hiểu các phương pháp điều trị có tác dụng tốt nhất với căn bệnh này, bạn cần hoạt động một cách lành mạnh nhất có thể.

8 – Hậu quả của bệnh ung thư đối với tình dục và khả năng sinh sản là gì?

Các phương pháp điều trị ung thư đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tình dục (ít ham muốn, khô âm đạo …) và kinh nguyệt ở phụ nữ (ngừng kinh nguyệt hay mãn kinh sớm). Nếu bạn là một phụ nữ trẻ và bạn muốn có con, nên tham khảo ý kiến ​​tại những dịch vụ hỗ trợ sinh sản để tìm ra giải pháp phù hợp với trường hợp của bạn.

9 – Tôi nên nói với con cái hoặc cha mẹ của tôi không?

Việc bạn có nên nói tình trạng bệnh ung thư của mình với con cái hoặc cha mẹ của mình hay không? Câu trả lời vẫn tùy thuộc và khả năng chấp nhận của mỗi người và tình trạng gia đình của từng người. Tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bạn biết chính xác phương pháp điều trị chăm sóc trước khi nói chuyện với người thân. Điều này sẽ bớt nặng nề và lo lắng hơn cho những người xung quanh khi bạn có thể giải thích tiến trình điều trị của mình.

Đây là một câu hỏi mà các bác sĩ đã quá quen thuộc mỗi khi có bệnh nhân bị ung thư đến tìm tư vấn. Vì vậy đừng ngần ngại hỏi ý kiến ​​của họ.

 Duy trì lối sống lành mạnh có thể cải thiện được tình trạng bệnh

Làm thế nào để chiến thắng với căn bệnh ung thư

Nhiều người cứ nghĩ căn bệnh ung thư như là một “án tử” treo trên đầu, nhưng thực ra cũng có nhiều người mắc bệnh vẫn đang sống khỏe mạnh dù mắc bệnh lâu năm và còn có nhiều trường hợp đã chiến đấu và chiến thắng với căn bệnh nguy hiểm này. Một số loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao như:

– Ung thư tuyến tiền liệt

– Ung thư tuyến giáp

– Ung thư tinh hoàn

– Ung thư da

Ung thư cổ tử cung

– Ung thư vú

Chìa khóa giúp bạn có thể chiến thắng bệnh ung thư đó là bạn cần tìm hiểu thêm về căn bệnh của mình, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, tuân thủ chế độ ăn uống và dinh dưỡng được chỉ định chứ không nghe kinh nghiệm truyền miệng và mắc sai lầm giống nhiều người khác. Bên cạnh đó, cần phải luôn lạc quan, không nên bỏ cuộc và duy trì lối sống lành mạnh. Ngày nay, các phương pháp điều trị ung thư càng tiến bộ, nếu tầm soát, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn Tổng hợp