Search
Thứ Sáu 13 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Chuyên gia Điều dưỡng cùng bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Theo thống kê, hiện nay số người bị bệnh bụi phổi nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. Đặc biệt, bụi phổi silic và bụi phổi bông là hai dạng bệnh phổ biến nhất.

Chuyên gia Điều dưỡng cùng bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi

Chuyên gia Điều dưỡng cùng bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là do tác nhân phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ với các chỉ tiêu vượt quá mức cho phép tại môi trường lao động, đó được gọi là bệnh nghề nghiệp. Việc phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nước cho phép, quy định thì mới được xem là bệnh nghề nghiệp.

Cùng tìm hiểu bệnh bụi phổi là gì?

Theo các chuyên gia tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh bụi phổi là do bụi tích lũy trong phổi thông qua quá trình người bệnh hít thở khói bụi bẩn vào trong cơ thể thường xuyên. Nếu kích thước bụi lớn nó sẽ bắt giữ ở đường thở và đào thải ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bụi có kích thước nhỏ sẽ tiến sâu vào trong phế nang dẫn tới việc đào thải chậm hơn. Lâu dần, những hạt bụi đó sẽ gây nên bệnh bụi phổi.

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh bụi phổi chủ yếu là do tiếp xúc với vật liệu có tính phân tán thành những hạt rất nhỏ có khả năng xâm nhập vào phổi. Bụi phổi silic là một dạng bệnh phổ biến ở ngành khai thác đá liên quan tới mài, cắt, chế tạo vật liệu xây dựng.

Năm 2019 thì điều kiện tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng được đơn giản hóa

Năm 2019 thì điều kiện tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng được đơn giản hóa

Triệu chứng bệnh bụi phổi là gì ?

Triệu chứng chung thường xuất hiện ở những người bị bệnh bụi phổi là ho khan hoặc khạc đờm đen, ho ra máu vào buổi sáng, tức ngực, khó thở, bị viêm tắc nghẽn tiểu phế quản tận,…

Những phương pháp điều trị bệnh phổi rất khó khăn và phức tạp, chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, rửa phổi hoặc thở oxy . Bệnh bụi phổi có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Do đó, việc ngăn chặn cũng như bệnh trở nặng hơn là rất quan trọng.

Chúng ta cần phòng ngừa và điều trị bụi phổi như thế nào?

  • Người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi khoáng luôn luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo, kính mắt, khẩu trang chống bụi theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Tránh tiếp xúc amiăng tại nhà: Nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà cũ nát sẽ rất nguy hiểm bởi chất amiăng trong các thiết bị nhà bạn không được an toàn có thể gây tăng nặng bệnh bụi phổi.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa