Search
Thứ Năm 12 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Chuyên gia CĐ Y Dược cho biết nguyên nhân của bệnh ung thư mũi họng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Ung thư mũi họng thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 35-55, đứng hàng thứ 6 trong các bệnh ung thư phổ biến ở Nam giới do các tế bào niêm mạc vòm họng bị đột biến.

Chuyên gia CĐ Y Dược cho biết nguyên nhân của bệnh ung thư mũi họng

Chuyên gia CĐ Y Dược cho biết nguyên nhân của bệnh ung thư mũi họng

Những nguyên nhân gây bệnh ung thư mũi họng?

Các bệnh như: viêm tai, viêm mũi dị ứng… đều là những bệnh lí liên quan đến tai mũi họng. Hiểu được những nguyên nhân gây ra bệnh là cách để bạn có thể phòng ngừa chúng hiệu quả. Bên cạnh đó còn những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Điều kiện thời tiết: Việt Nam là nước có nền nhiệt nóng ẩm, có 4 mùa trong một năm. Đây là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn tấn công cơ thể gây bệnh, nhất là tại thời điểm chuyển mùa, tỉ lệ người mắc căn bệnh này càng lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Môi trường:Việc thường xuyên sống trong môi trường khói bụi đã được chứng minh là rất dễ gây bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Vấn đề vệ sinh: Vệ sinh cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng để phòng tránh những bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc bệnh lí tai mũi họng. Việc vệ sinh tốt nhất nên được thực hiện bằng cách sử dụng nước muối sinh lí hàng ngày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị khiến cơ thể bị “nhờn” thuốc, khiến việc tái phát các bệnh tai mũi họng là rất cao và việc điều trị cũng trở lên khó khăn hơn.
  • Cơ địa bị dị ứng: Một vài trường hợp gặp phải tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn…

Triệu chứng bệnh ung thư mũi họng là gì?

Theo trang Tin tức y tế giáo dục cho biết triệu chứng của bệnh ung thư mũi họng như sau:

  • Chảy máu cam: Chảy máu cam là một trong những triệu chứng của ung thư mũi họng giai đoạn đầu, thường biểu hiện khi một bên chảy máu mũi hoặc trong mũi nhầy có máu, khi lượng máu trong mũi nhầy không nhiều, bệnh nhân thường bỏ qua, nhầm lẫn với viêm mũi hoặc viêm xoang.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là một biểu hiện khác của ung thư mũi họng giai đoạn đầu, thường vị tắc nghẹt một bên. Khi khối u còn nhỏ, hiện tượng nghẹt mũi còn nhẹ, cùng với sự phát triển dần dần của khối u, nghẹt mũi ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể là nghẹt cả hai bên mũi.
  • Ù tai, thính giác kém: Ù tai, tắc, và mất thính lực cũng là một trong những biểu hiện của ung thư mũi họng. Triệu chứng này là do các vật lạ ở trong ống họng gây nên. Thính lực giảm sút cũng có thể là do ung thư mũi họng phát triển làm tổn thương các dây thần kinh thính giác. Ù tai và mất thính lực thường bị chẩn đoán nhầm là viêm tai, hoặc các bệnh khác, dẫn đến thời gian điều trị bị chậm trễ.
  • Đau đầu: Khi chẩn đoán ung thư mũi họng, khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng đau đầu. Triệu chứng đau đầu của bệnh nhân ung thư mũi họng thường biểu hiện ở đau nửa đầu, ở giai đoạn đầu vị trí đau đầu không cố định, không liên tục, có thể là triệu chứng đầu tiên hoặc duy nhất. Đau đầu ở bệnh ung thư mũi họng thường có liên quan tới các tế bào ung thư xâm lấn xương sọ, dây thần kinh và huyết quản.
  • Khối u phần cổ: Ung thư mũi họng di căn xuống phần cổ có số lượng khối u không nhiều, nhưng tăng nhanh, cứng và không đè nén gây đau đớn, tính hoạt động kém.
  • Triệu chứng dây thần kinh sọ: Ngoài các triệu chứng như tê mặt, nhìn đôi, mờ tầm nhìn, mí mắt sụp xuống, lác, còn xuất hiện các triệu chứng khác như không còn cảm giác ở vòm miệng, vòm miệng tê liệt, khó nuốt, khàn tiếng, lưỡi nghiêng…

Năm 2019 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Năm 2019 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh ung thư mũi họng?

Ung thư mũi họng trong giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng xạ trị. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi một bác sĩ chuyên khoa ung thư phóng xạ, bác sĩ chuyên ngành xạ trị, sẽ hoạch định chương trình xạ trị cho bệnh nhân.

  • Hóa trị:

Hóa trị đôi khi cũng được tiến hành trong quá trình điều trị. Hóa trị sử dụng thuốc diệt ung thư khi nó đã lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan và xương. Các loại thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tay.

Hóa trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị để cải thiện hiệu quả của xạ trị. Do vị trí của ung thư, phẫu thuật thường không được thực hiện. Trong một số bệnh nhân, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ khối u ở cổ nếu vẫn còn xuất hiện dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã xạ trị.

  • Phẫu thuật:
    Phẫu thuật cũng có thể được xem xét khi ung thư ở vòm họng tái phát dù được xạ trị và không có sự lây lan đến những nơi khác trong cơ thể.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa