Search
Thứ Bảy 23 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Cận thị và những điều cần biết về căn bệnh này

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Cận thị là mắt bị mờ khi nhìn vật ở xa, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Cận thị và những điều cần biết về căn bệnh này

Cận thị và những điều cần biết về căn bệnh này

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng. Theo Bác sĩ Bệnh chuyên khoa về mắt cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 1.5 triệu học sinh mắc tật cận thị, trong đó có nhiều người bị cận nhưng không được mang kính và không được chăm sóc đúng cách khiến các người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu và hiểu biết về căn bệnh này thật kỹ để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Sau đây là những điều cần biết về cận thị, chúng ta cùng tham khảo nhé!

Cận thị là bệnh gì?

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến và thường gặp của mắt, gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc.Khi bị cận, bạn không thể nhìn thấy hoặc gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa nhưng có thể nhìn rõ khi các đối tượng đến gần. Tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng, thường trở nên nặng hơn nếu không chăm sóc đúng cách.

Cận thị và những điều cần biết về căn bệnh này

Các triệu chứng thường gặp của cận thị

Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh cận thị

Khi bạn bị cận thị thường xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Nhìn xa mờ
  • Nhìn rõ phải nheo mắt
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn trong khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.

Đặc biệt đối với trẻ em, phụ huynh cần phải chú ý các dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên nheo mắt
  • Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học
  • Không nhìn thấy các đối tượng ở xa
  • Chớp mắt quá mức
  • Dụi mắt thường xuyên
  • Thấy chữ viết và hình trên bảng mờ, nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt hoặc hay quay đầu
  • Lúc đọc hoặc viết cúi sát xuống bàn hoặc sách.

Đôi khi, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập đến, do đó bạn nên đi khám bác sĩ Chuyên khoa mắt nếu:

  • Bạn không nhìn thấy rõ những vật ở xa
  • Khả năng nhìn của bạn suy yếu
  • Bạn thấy lóa sáng hoặc tối hay có bóng mờ che một phần tầm nhìn.

Một số nguyên nhân gây nên cận thị

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh cận thị?

Cận thị có thể có nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, điều đó nghĩa là thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và điều này dẫn đến tình trạng nhìn mờ.
  • Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học
  • Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cơ thể dưới 2.5 kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
  • Do di truyền từ bố mẹ nếu bố mẹ bị cận thị. Thông thường, nếu bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

Để điều trị cận thị hiệu quả cần phải làm gì?

  • Để điều trị cận thị, bạn cần phải cải thiện khả năng nhìn bằng cách tập trung ánh sáng vào võng mạc với sự giúp đỡ của ống kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ.
  • Nếu chọn đeo kính, bạn có lựa chọn nhiều loại kính như kính hai tròng, kính 3 tròng và kính đọc sách hoặc kính áp tròng để điều trị cận thị, sẽ giúp bạn chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng chiều dài của mắt.
  • Nếu bạn không thích cảm giác đeo kính, bạn có thể xem xét phẫu thuật khúc xạ.
  • Đối với trẻ em cần phải đeo kính đúng độ và thường xuyên để đưa mắt về chính thị. Nếu trẻ em dưới 18 tuổi, bị cận thị dưới 6 diop và có hay không kèm loạn thị dưới 2 diop có thể dùng kỹ thuật chỉnh hình giác mạc giúp triệt tiêu độ cận tạm thời mà không cần phải phẫu thuật. Nếu từ 18 tuổi trở lên có thể dùng phương pháp phẫu thuật để triệt tiêu độ cận và không phụ thuộc vào kính.
  • Cần tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, để theo dõi tình trạng bệnh.

Thường xuyên thăm khám mắt ít nhất từ 06 tháng – 1 năm

Các chế độ sinh hoạt hạn chế bệnh chuyển biến nặng

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bên cạnh sử dụng các biện pháp điều trị nói trên, bạn còn có thể kiểm soát tình trạng bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên thăm khám mắt
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp
  • Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm ngăn chặn bức xạ tia cực tím (UV)
  • Ngăn ngừa tổn thương mắt bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi làm những việc như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc tiếp xúc với khói độc hại
  • Đối với người hút thuốc lá, việc bỏ hút thuốc lá không chỉ tác động tích cực lên đôi mắt mà toàn bộ cơ thể
  • Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ
  • Hạn chế làm mắt mỏi bằng cách để đôi mắt của bạn thư giãn sau vài phút sử dụng máy tính hoặc đọc sách.

Ngoài ra bạn nên cung cấp các loại thức ăn có đầy đủ Vitamin: A, E, C và nhóm B. Nghiêm túc tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa về việc đeo kính khi phát hiện cận thị, viễn thị hoặc loạn thị….

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp