Search
Thứ Bảy 27 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Bệnh hắc lào là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Hắc lào là một bệnh lý của da do vi nấm gây ra còn có tên gọi khác là bệnh lác đồng tiền. Bệnh có thể xuất hiện những vùng khác nhau của cơ thể, phổ biến nhất là hắc lào ở tay, cổ, háng…

Tất cả thông tin liên quan đến bệnh hắc lào cần biết

Bệnh hắc lào là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ Bệnh Chuyên Khoa Da liễu cho biết: Hắc lào là một bệnh về da liễu do vi nấm gây nên. Trong dân gian, nó còn có tên gọi khác là bệnh lác đồng tiền. Bệnh có thể bùng phát và ảnh hưởng đến những vùng khác nhau của cơ thể. Bệnh được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh xuất hiện, chẳng hạn như: hắc lào ở tay, hắc lào ở cổ, hắc lào ở háng… Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, những nơi có môi trường vệ sinh… Dấu hiệu để nhận biết bệnh là xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa.

Bệnh hắc lào là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra vết thương hở nên dễ bị nhiễm trùng, chàm hóa, trở thành mãn tính tái phát liên tục. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm dễ tiến triển thành hắc lào nặng, tự lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt bệnh dễ tái phát vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đủ thời gian sẽ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát trở lại.

Nguyên nhân gây nên bệnh hắc lào? Bệnh có lây nhiễm hay không?

Bệnh Hắc lào không phải bắt nguồn từ việc nhiễm giun sán, mà là do một số loại nấm nhỏ chỉ nhìn được dưới kính hiển vi có tên gọi chung là dermatophytes gây nên. Bệnh hắc lào do nấm gây ra thường rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi và có khả năng phát triển trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị nấm da hơn so với người bình thường.

Vi nấm hắc lào có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh. Bệnh thường lây lan qua những con đường sau đây:

Hắc lào là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Một số nguyên nhân gây nên bệnh hắc lào thường gặp

  • Dùng chung đồ dùng với người bệnh khác.
  • Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở người bệnh khác.
  • Tiếp xúc với động vật, vùng đất nhiễm nấm
  • Quan hệ tình dục với người bệnh

Bên cạnh đó, bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm da cao hơn nếu:

  • Sống trong một khí hậu ấm áp
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
  • Chia sẻ quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm với người bị nhiễm nấm
  • Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da kề da, như đấu vật
  • Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế
  • Có một hệ thống miễn dịch yếu
  • Mặc quần áo bó sát
  • Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.

Triệu chứng của hắc lào

Bệnh hắc lào thường có triệu chứng giống với các bệnh ngoài da khác nên rất dễ bị nhầm lẫn, người bệnh cần nắm vững các triệu chứng để nhận biết bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài triệu chứng thường gặp là ngứa, bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu còn có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da, có đường viền tổn thương rõ ràng, ngứa, khó chịu, nổi mụn nước và nốt đỏ rải rác hoặc còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp…

Biểu hiện hắc lào còn phân biệt ở các vị trí khác nhau, cụ thể:

Hắc lào ở mông

Vùng mông xuất hiện 1 vài đám da có màu hơi đỏ, có mụn nước li ti và viền vòng cung rõ ràng. Khi vùng mông đổ nhiều mồ hôi hoặc va chạm với quần áo gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát. Hắc lào ở mông dễ lây lan sang vùng da lân cận, dễ biến chứng bội nhiễm, gây tổn thương, mưng mủ.

Hắc lào ở tay, chân

Xuất hiện những đám nổi mẩn đỏ có viền bờ mụn nước rõ ràng ở vùng da tay, chân. Ban đầu, bệnh có hình đồng xu tròn và sau đó lan rộng hình vòng cung. Vùng da bong tróc, phồng da, vô cùng khó chịu với cảm giác ngứa, nóng rát.

Hắc lào là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Một số hình ảnh bệnh hắc lào tại các bộ phận trên cơ thể

Hắc lào vùng kín

Vùng kín là một vùng nhạy cảm nên khi bị hắc lào ở vùng này thường có triệu chứng ngứa, nóng rát cả ngày lẫn đêm. Vùng da bị bệnh có màu hơi đỏ, viền lấm tấm mụn nước và có hình vòng cung. Bệnh khiến cho vùng da háng bị đỏ rát, tróc da, sần sùi, thâm đen.

Hắc lào ở mặt

hắc lào ở vùng mặt có các đốm da hình tròn khác màu so với vùng da còn lại, gây cảm giác ngứa. Sau đó, da bong tróc, sậm màu gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin và khi gãi vùng da có thể bị tổn thương, dễ để lại sẹo xấu.

Hắc lào ở cổ

Trong những ngày đầu, vùng cổ bị ngứa rát. Sau đó, vùng da có biểu hiện phát ban, đỏ, sưng tấy, phồng rộp có nước bên trong. Vùng da ở cổ bị hắc lào dễ lây lan ra các khu vực lân cận, gây ngứa, khó chịu, đau rát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, da còn non nớt và nhạy cảm. Biểu hiện hắc lào là da xuất hiện các vùng ban đỏ, xung quanh có viền ranh giới rõ ràng và nổi mụn nước nhỏ li ti. Hắc lào ở trẻ gây ngứa khiến bé có xu hướng gãi nhiều và quấy khóc khi khó chịu.

Hắc lào là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Cách điều trị và một số phương pháp phòng tránh bệnh hắc lào

Điều trị bệnh hắc lào như thế nào

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Hắc lào là căn bệnh ngoài da do vi nấm gây nên, bệnh chỉ thực sự hết khi các vi nấm bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, bệnh hắc lào không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị bằng phương pháp phù hợp. Để điều trị bệnh hắc lào hiệu quả, người bệnh cần phải:

Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc điều trị

  • Do bệnh dễ tái phát nên phải tuân thủ dùng thuốc đúng thời gian quy định
  • Không dùng chung vật dụng, quần áo cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Bôi thuốc đều đặn, hạn chế gãi để tránh làm trầy xước da tạo điều kiện cho bội nhiễm thêm vi khuẩn.

Có phương pháp điều trị cụ thể

  • Đối với trường hợp nhẹ: người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: kem, thuốc mỡ bôi da hoặc bột trị nấm theo chỉ định của bác sĩ. Cần phải bôi thuốc liên tục trong vòng 7 ngày sau khi vùng da bị nhiễm bệnh đã được chữa khỏi để ngăn chặn bệnh tái phát.
  • Đối với trường hợp nặng: người bệnh phải dùng các loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, có thể vừa sử dụng thuốc bôi kết hợp với các loại thuốc uống trị nấm cho các trường hợp nghiêm trọng hơn. Khi được chỉ định dùng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn, bệnh nhân cần phải dùng thuốc đầy đủ trong suốt quá trình điều trị như bác sĩ đã chỉ định. Nếu không, chứng bệnh sẽ tái phát.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị

  • Thoa thuốc theo đúng như chỉ định.
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Tắm gội hằng ngày.
  • Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ, khô ráo.
  • Không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát. Tránh mặc vải nylon. Nên mặc đồ cotton hoặc quần áo có các chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.

Ngoài ra, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau để giúp cơ thể ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu các tổn thương do hắc lào gây ra, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, dưa hấu, ớt chuông, rau bina…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, xoài, dứa…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: dầu oliu, cá hồi, bơ, các loại hạt…

Trên đây là một số thông tin liên quan bệnh hắc lào các bạn có tham khảo. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp