Search
Thứ Bảy 27 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Cần phải làm như thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hiện nay, tiểu đường có thể xuất hiện bất kì ở độ tuổi nào và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng của bệnh tiểu đường?

Khát nước liên tục là dấu hiệu ở những bệnh nhân tiểu đường

Nội dung bài viết

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Tiểu đường (Đái tháo đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường máu. Khi đó, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim, đột qụy, nhiễm trùng,… Mỗi giây căn bệnh này cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người trên toàn thế giới.

Thông thường, khi nạp thức ăn vào cơ thể, carbohydrate sẽ được chuyển hóa một phần thành đường glucose. Cùng với đó, tuyến tụy tiết horcmone insulin hỗ trợ glucose tiếp tục chuyển thành năng lượng, đi nuôi sống cơ thể.
Trong trường hợp cơ thể thiếu hụt hoàn toàn insulin do tế bào beta tụy bị phá hủy (Đái tháo đường type 1) hoặc tế bào beta mất dần khả năng tiết insulin do sự kháng insulin hay cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả (Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% trường hợp mắc Đái tháo đường), tình trạng lâu dần sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Với 2 nguyên nhân trên thì tiểu đường có thể “ghé thăm” bất cứ ai, từ đối tượng trẻ cho tới người già, từ nam cho tới nữ. Thậm chí là bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3 tới 7% tổng số phụ nữ mang thai, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhưng vì nhiều lý do mà gần 70% số người mắc tiểu đường không biết mình bị bệnh và khoảng 85% người phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn biến chứng, rất khó điều trị. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn không thể bỏ qua:

  • Khát nước liên tục: Chỉ số đường huyết cao làm tăng áp lực thẩm thấu, kéo nước từ các tế bào vào lòng mạch, dẫn tới mất nước trong tế bào của cơ thể, khiến người bệnh cảm giác khát nước.
  • Sụt cân không rõ lý do: Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể ít được cung cấp năng lượng từ thức ăn. Do đó, sụt cân không rõ lý do là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Người thể trạng bình thường đi tiểu từ 4 tới 7 lần một ngày. Trong khi đó, người mắc tiểu đường có số lần thường xuyên hơn, bởi đường trong máu vượt quá khả năng hấp thu của thận. Đường trong nước tiểu tăng cao dẫn tới lượng nước tiểu tăng theo, cùng với tình trạng khát nước sẽ khiến bệnh nhân liên tục uống nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Thị lực giảm: Bệnh tiểu đường có khả năng làm suy giảm thị lực với các triệu chứng xuất huyết, phù nề mắt,…
  • Dễ bị nhiễm trùng và nấm: Điển hình là viêm loét bàn chân, mụn nhọt, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, nấm da,…
  • Chân tay hay bị tê hoặc cảm giác như kiến bò.
  • Vết thương hở rất chậm lành.

Bệnh tiểu đường rất khó chuẩn đoán chỉ bằng mắt thường, nhất là ở giai đoạn mới mắc. Khi phát hiện ra một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên, có thể chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức báo động, cần phải can thiệp kịp thời.

Xét nghiệm là phương pháp phát hiện sớm bệnh tiểu đường

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh tiểu đường. Do đó, phát hiện sớm sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển, đồng thời giảm thiểu tối đa những gánh nặng cho bệnh nhân. Theo các chuyên gia y tế thì chỉ có xét nghiệm mới chẩn đoán được chính xác lượng đường trong máu. Sau đây là những xét nghiệm phổ biến đang được sử dụng:

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Là phương pháp xét nghiệm máu, thực hiện sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân uống nước đường (dạng glucose).

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện bệnh tiểu đường. Tuy nhiên phương pháp này không thể hiện được chính xác nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là phương pháp xét nghiệm không cần bệnh nhân phải nhịn ăn. Nếu chỉ số lượng đường huyết trên 200 mg/dL (≥11 mmol/L), bạn sẽ được kết luận là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Lưu ý là trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn đói ít nhất 8 tiếng và không quá 14 tiếng.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn nhưng vẫn cho thấy kết quả chuẩn đoán chính.

Người xét nghiệm cần đặc biệt lưu ý:

  • Đối với phương pháp chỉ định nhịn đói nên xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Tạm ngưng sử dụng thuốc làm tăng đường máu như corticoid, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc,…
  • Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe trước khi làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng thuốc hạ đường huyết gần thời điểm xét nghiệm.