Nội dung bài viết
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh lý tim mạch, bệnh thận và nhiễm trùng. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp có thể điều trị bệnh ổn định và kéo dài tuổi thọ.
- Nên cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2
- Những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng run tay là gì ?
- Chuyên gia Điều dưỡng cùng bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi
Cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường type 2
Thay đổi chế độ ăn
Đái tháo đường type 2 được xem là bệnh chuyên khoa mạn tính và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần có những biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt và một trong số đó là có chế độ ăn uống hợp lý.
Một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng mỡ máu. Bạn nên có kế hoạch ăn uống tích cực, đảm bảo cân bằng giữa các nhóm thức ăn chất đạm, chất bột đường, vitamin hay chất béo…Đồng thời, hạn chế ăn mặn, chất béo, bánh kẹo ngọt… Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, vitamin như: gạo lứt, các loại họ đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên vỏ, hoa quả tươi ít ngọt…
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết… mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Tập thể dục thường xuyên tốt cho hệ thống tim mạch cũng như có sức khỏe tốt để phòng tránh một số bệnh thường gặp.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh đái tháo đường típ 2 nên tập các bài thể dục cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đó có thể là các bài tập như: tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội… sao cho tác động lên tất cả các nhóm cơ trên cơ thể.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Hơn nữa, nếu muốn tăng cường sức mạnh và giảm cân nhiều hơn, bạn nên tập những bài tập đối kháng đòi hỏi sức mạnh như chạy nhanh, leo núi, tập tạ hoặc chơi một môn thể thao như bóng đá, quần vợt…
Kiểm soát căng thẳng
Một trong những cách kéo dài tuổi thọ khi mắc tiểu đường type 2 đó là bạn nên kiểm soát cảm xúc của bản thân, hơn hết đó là sự căng thẳng. Bởi lo âu, căng thẳng có thể làm rối loạn đường huyết, tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến các bệnh lý tim mạch. Nếu tình trạng lo âu không quá trầm trọng, các bạn có thể đi du lịch, chơi thể thao, ngồi thiền… để giải tỏa stress.
Trong trường hợp bệnh đái tháo đường type 2 nặng hơn làm cho bạn mất ngủ, chán ăn, luôn hoang mang, thậm chí là trầm cảm, bạn cần phải đến khám, tư vấn các nhà tâm lý, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá chính là một yếu tố gây nên các bệnh hô hấp, tim mạch. Khói thuốc lá không chỉ làm người hút mà người hít phải cũng làm nguy cơ bị ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bị xơ vữa động mạch. Người đái tháo đường có hút thuốc lá thì nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi cao gấp nhiều lần người không hút thuốc lá. Vì vậy, để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn