Nội dung bài viết
Bệnh Đại tràng là bệnh còn xa lạ với tất cả mọi người, liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm loét hoặc có tổn thương.
- Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng có nguy hiểm không?
- Bệnh chuyên khoa: Dấu hiệu của viêm đại tràng không thể bỏ qua
Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa, còn được gọi là ruột già. Đại tràng nhận thức ăn đã được hấp thu và tiêu hóa từ ruột non. Đại tràng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn là những nguyên nhân gây ra Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ thành bệnh mãn tính chữa trị mất thời gian hơn.
Viêm đại tràng là tình trạng bị viêm loét hoặc có tổn thương
Nguyên nhân gây viêm đại tràng:
Nhiễm khuẩn
Virus và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đại tràng , các bệnh nhiễm trùng có thể gây tiêu chảy ra máu và có thể dẫn đến tình trạng mất nước khá nghiêm trọng.
Viêm đại tràng giả được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium difficile. Rối loạn này thường gặp ở những bệnh nhân đã được dùng kháng sinh cho nhiễm trùng
Ăn uống không hợp lý gây Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng
Nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi thiu gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Các loại thức không đảm bảo cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột.
Thiếu máu cục bộ đại tràng
Các động mạch cung cấp máu cho đại tràng giống như bất kỳ động mạch khác trong cơ thể. Động mạch có thể bị hẹp do xơ vữa động mạch, gây đau thắt ngực, cũng có thể gây đột quỵ. Khi các động mạch trở nên hẹp, đại tràng có thể mất nguồn cung cấp máu của nó và trở thành viêm.
Bệnh viêm ruột có thể gây viêm đại tràng
Bệnh viêm ruột cũng là một trong số các nguyên nhân gây nên Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng. Có hai loại bệnh viêm ruột: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn .
Viêm loét đại tràng là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đại tràng và gây ra viêm. Viêm loét đại tràng bắt đầu trong trực tràng và có thể dần dần lan rộng khắp đại tràng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng và đi tiêu ra máu. Nếu muốn biết rõ hơn có bị Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng hay không hãy tới bệnh viện sử dụng kỹ thuật hình ảnh để có biện pháp phòng tránh và điều trị nhanh nhất.
Biểu hiện bệnh rất đa dạng:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
Cảm thấy khó chịu ở bụng: Người bệnh có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Khi đi đại tiện, trung tiện thì cảm giác này có thể giảm xuống. Còn khi người bệnh bị táo bón thì cảm giác này càng tăng lên.
Đau bụng: Là triệu chứng viêm đại tràng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
Đi ngoài phân có máu: Ở một số ca bệnh viêm loét đại tràng, người bệnh có thể bị đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.
Sụt cân: Tình trạng viêm ruột loét là Bệnh thường gặp gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và calo của cơ thể, Đó cũng là lý do mà người bị viêm loét đại tràng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và có thể gặp khó khăn trong việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
Các phương pháp khác điều trị viêm đại tràng
Chế độ ăn: Một chế độ ăn uống chất lỏng, chất lỏng cho phép ruột được nghỉ ngơi, chất lỏng sẽ được hấp thụ ở dạ dày và ruột non nên chúng sẽ không vào đại tràng để xử lý giống như phân.
Bù nước và điện giải đường uống: là phương pháp điều trị hiệu quả và đơn giản, phương pháp này sẽ hạn chế biến chứng mất nước và điện giải do tiêu chảy gây nên, tuy nhiên tác dụng phụ của nó là sẽ kích thích đi lỏng nhiều hơn, nhưng so sánh với ưu điểm của nó thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Điều trị bệnh viêm đại tràng dứt điểm
Dịch truyền tĩnh mạch: dịch tiêm tĩnh mạch (IV) có thể được yêu cầu, đặc biệt là nếu bệnh nhân không thể uống đủ chất lỏng bằng miệng. Đối với một số bệnh như viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thì việc truyền dịch là chỉ định tuyệt đối vì sẽ không sử dụng đường tiêu hóa để cung cấp dinh dưỡng mà sẽ cho hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi.
Để phòng Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng, cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu và thức ăn bảo quản lạnh quá lâu. Ngoài ra, cần giữ tinh thần ổn định, không lo lắng quá nhiều đến bệnh.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn