Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Cách chữa bệnh quai bị không để lại biến chứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

“Cháu nhà tôi năm nay 10 tuổi đang mắc bệnh quai bị, tôi nghe nói bệnh này dễ gây biến chứng. Vậy cách chữa bệnh quai bị không để lại biến chứng như thế nào?”

Cách chữa bệnh quai bị không để lại biến chứng

Cách chữa bệnh quai bị không để lại biến chứng

Bệnh quai bị là bệnh nhẹ thường gặp vào mùa xuân, hè nhưng nếu không biết cách chữa trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Theo quan niệm Đông y, bệnh chuyên khoa quai bị là dịch độc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, xổ mũi,… Đờm và can  quan hệ biểu lý tạng phủ nên khi bị quai bị thường có biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh sau này. Khi bị bệnh quai bị, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sưng má ở quai hàm một hoặc hai bên cùng một lúc, sưng ngày càng to, sờ thấy rắn, rất nóng và đau, người sốt, đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn, nhai đau, lưỡi đỏ, môi khô, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt. Bệnh kéo dài từ 7-15 ngày có khi hơn. Hiện nay, bệnh quai bị có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em với thời gian ủ bệnh là 17-28 ngà nhưng hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Khi bị quay bị, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu trong khoảng 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và bị sốt cao từ 39-40 độ C trong 3-4 ngày kèm theo chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc) gây đau khi nuốt nước bọt. Khi đó trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, bệnh quai bị thường sẽ khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày và miễn dịch suốt đời.

Biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh quai bị

Mặc dù bệnh quai bị có thể tự khỏi và chỉ bị 1 lần trong đời nhưng nhwunxg biến chứng mà bệnh quai bị để lại nếu không được chữa trị kịp thời có thể rất nguy hiểm như: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh,….Ngoài ra còn có một số biến chứng khác như viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan,… Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai mà mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Cách chữa bệnh quai bị khoa học nhất hiện nay

Cách chữa bệnh quai bị khoa học nhất hiện nay

Cách chữa bệnh quai bị khoa học nhất hiện nay

Khi bị nghi hoặc mắc bệnh quai bị, bạn nên cách ly với những người khác khoảng 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh. Trong quá trình điều trị, cách lý, bạn vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Bạn nên nghỉ ngơi và tránh các vận động tối đa. Đồng thời người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Theo bạn N,T.P (sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, việc dùng thuốc chữa quai bị phải đúng liều, đặc biệt là corticoid – dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.

Một trong những giải pháp mà nhiều người áp dụng nhất hiện nay để phòng ngừa bệnh quai bị đó là tiêm vaccin. Số lần tiêm bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi với 3 lần tiêm: lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: bạn chỉ cần tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi  và lần 2 từ 4-12 tuổi. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Đối với trẻ em khi có dấu hiệu quai bị, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc trẻ ở nhà: Đầu tiên bạn nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm, đồng thời nên cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có chuyên dụng tránh khô miệng trẻ. Để giảm đau, bạn nên cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn và hạn chế trẻ nô nghịch vì nếu trẻ vận động mạnh rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Khi trẻ mắc quay bị cổ sẽ rất đau nên việc ăn uống sẽ gặp khó khăn nên khi cho trẻ ăn bạn nên cho trẻ ăn những đồ ăn loãng, dễ tiêu hóa.

Trong trường hợp trẻ trẻ xảy ra trường hợp mà bạn không kiểm soát được như: sốt quá cao,….bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để có thể để các bác sĩ xử lý kịp thời tránh các trường hợp xấu xảy ra. Đồng thời để có thể phòng tránh, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức từ các chương trình, trang Hỏi đáp bệnh học uy tín trên mạng xã hội. Hi vọng bạn có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm y học để giúp bản thân và các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn