Search
Chủ Nhật 28 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Các triệu chứng giúp nhận biết bệnh lý viêm trực tràng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm trực tràng là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư đại trực tràng. Do đó nhận biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý sẽ giúp quá trình điều trị được phù hợp và hiệu quả.

Khi bị viêm trực tràng chức năng hoạt động của bộ phận này sẽ bị giảm sút đáng kể

Nội dung bài viết

Viêm trực tràng là gì?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, trực tràng là một đoạn cuối của ruột già (đại tràng) nằm ở vị trí trước vùng hậu môn. Viêm trực tràng là bệnh lý xảy ra khi trực tràng của người bệnh bị tổn thương dẫn tới tình trạng viêm, loét. Đây là căn bệnh không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính, ai cũng có thể mắc viêm trực tràng. Đặc biệt là một số người có thói quen như: uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống đồ nóng. Bệnh nhân sẽ bị căn bệnh này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và tổn hại sức khỏe. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm trực tràng là gì?

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm trực tràng thường gặp:

  • Bệnh viêm trực tràng được xem là hậu quả của việc ăn uống kém vệ sinh khiến cho đại tràng bị nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, salmonella và campylobacter. Bệnh cũng có thể khởi phát do nhiễm các loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, herpes sinh dục và chlamydia khiến cho lớp niêm mạc trực tràng bị kích ứng và bị viêm.
  • Các căn bệnh như viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh ung thư trực tràng, bệnh Crohn…cũng có thể là nguyên nhân viêm trực tràng.
  • Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh được sử dụng bừa bãi đều khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương và gây viêm trực tràng.

Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thói quen ăn đồ cay nóng gây kích ứng mạnh mẽ ở trực tràng khiến cho bộ phận này bị tổn thương, viêm nhiễm.

Những triệu chứng nhận biết viêm trực tràng như thế nào?

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết những triệu chứng nhận biết của bệnh viêm trực tràng bao gồm như sau:

Đau bụng

Tình trạng đau thường tăng lên khi bị tiêu chảy và sẽ giảm bớt đau khi đi ngoài. Đau bụng ở người bị viêm trực tràng thường là đau dai dẳng chứ không đau cấp tính, dữ dội. Tuy nhiên, nếu muốn đi vệ sinh mà không đi được thì mức độ đau bụng sẽ tăng lên.

Khó tiêu

Khi trực tràng bị viêm, quá trình tiêu hóa sẽ gặp vấn đề và biểu hiện ra ngoài là tình trạng khó tiêu. tuy nhiên, triệu chứng này cũng rất thường gặp ở các bệnh lý khác về đường tiêu hóa nên người bệnh cần đặc biệt chú ý và không được chủ quan. Tình trạng khó tiêu còn đi kèm với các triệu chứng như xuất hiện đờm, buồn nôn, đầy bụng và chán ăn.

Tiêu chảy

Được coi là triệu chứng rõ ràng nhất của viêm đại tràng. Người bệnh thường bị tiêu chảy nhiều lần, lặp đi lặp lại trong thời gian dài và không dễ để chữa khỏi. Thông thường, người bệnh sẽ bị tiêu chảy 2-5 lần mỗi ngày. Thâm chí, với bệnh nhân nặng có thể đến 2- 30 lần trong ngày.

Bên cạnh đó, đặc điểm dễ nhận biết viêm trực tràng là phân thường rời rạc, lẫn nhiều nước. Một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng phân lẫn máu và có mủ giống như bệnh lỵ.

Đi ngoài có máu trong phân

Thông thường, người bị viêm trực tràng sẽ hay gặp phải tình trạng phân lẫn máu. Ở bệnh nhân nhẹ thì phân sẽ có lớp màng máu. Còn bệnh nhân nặng thì phân sẽ có những vệt máu đậm. Thậm chí, bệnh nhân nặng sẽ bị chảy máu ồ ạt trong chốc loét khi đi đại tiện.

Ngứa ngáy hoặc nóng rát hậu môn

Tình trạng này khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.

Các cách phòng tránh bệnh viêm trực tràng đơn giản

Trang tin tức Bệnh chuyên khoa chia sẻ, để ngăn ngừa bệnh viêm trực tràng, cách tốt nhất chính là phòng tránh được những nguyên nhân gây bệnh. Để hạn chế nguy cơ, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa nhiều men vi sinh tốt cho đường tiêu hóa như sữa chua hoặc các chế phẩm sinh học
  • Thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.