Bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở người trên 30 tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Đặc biệt chứng bệnh hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.
- Những đối tượng nằm trong nhóm nguy hiểm dễ bị đột quỵ
- Các cách phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại là gì?
- Bệnh viêm bàng quang do những nguyên nhân nào gây nên?
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch bình thường
Nội dung bài viết
VÌ SAO BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH?
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết, tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn. Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định, không có hiện tượng máu chảy trở lại.
Do đặc điểm cấu tạo đó nên các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Suy giãn tĩnh mạch (chủ yếu gặp ở tĩnh mạch nông) là tình trạng tĩnh mạch bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.
Khi tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim, lúc đó được gọi là bệnh giãn tĩnh mạch. Trong suy giãn tĩnh mạch thì tĩnh mạch chân thường bị suy giãn nhiều hơn cả, bởi vì nó có những đặc thù riêng. Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu đóng vai trò đáng kể, trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng. Sự lặp lại càng nhiều lần và thời gian càng lâu thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra. Trong một số trường hợp, giãn tĩnh mạch có thể là do hiện tượng rò động mạch – tĩnh mạch làm áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch (tỷ lệ gặp thấp). Giãn tĩnh mạch còn gặp ở người béo phì, ít vận động, ăn ít chất xơ, vitamin và lão hóa do tuổi tác.
Các bước tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Bệnh suy giãn tĩnh mạch triệu chứng được thấy rõ qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu
Bệnh có những biểu hiện khá mờ nhạt nên thường ít ai chú ý đến, người mắc bệnh thường sẽ có cảm giác nặng chân, chân bị phù nhẹ mỗi khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Ban đêm trong lúc ngủ có thể hay bị chuột rút hoặc cảm giác như có kiến bò ở chân, gây khó chịu.
Đồng thời, ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy các tĩnh mạch li ti nổi ở cổ chân và bàn chân, khiến chúng ta bị nhầm lẫn đó là các gân máu vốn có của cơ thể.
Giai đoạn tiến triển của bệnh
Cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện càng triệu chứng rõ nét hơn, ngoài cảm giác phù nề ở chân, vùng cẳng chân cũng xuất hiện thêm các vết chàm da làm da bị thay đổi màu sắc.
Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch trở nên trương phồng, giãn to và ngoằn nghèo, có lúc giãn đến 10mm và gây cảm giác đau nhức thấy rõ.
Giai đoạn bệnh trở nặng
Ở giai đoạn này, toàn bộ hệ tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị giãn rất to, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng phần da chân bên dưới, dẫn tới tình trạng viêm loét. Ban đầu, hiện tượng loét chân này có thể tự lành nhưng dần dần về sau thì sẽ không, thậm chí các vết loét còn bị nhiễm trùng và khó điều trị.
Bệnh còn nguy hiểm hơn nếu các cục thuyên tắc tách khỏi tĩnh mạch và di chuyển về tim, làm động mạch phổi bị tắc nghẽn và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Thực tế, suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh rất khó để chữa trị dứt điểm vì thế không thể tự chữa khỏi được nếu không có sự can thiệp của bác sĩ. Một khi bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào bên trên, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán điều trị sớm.
Theo các chuyên gia, hai phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến và hiệu quả hiện nay là dùng vớ y khoa hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
Sử dụng phương pháp mang vớ y khoa
Bệnh nhân chỉ mới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể được điều trị bằng phương pháp mang vớ y khoa. Loại vớ này bó chặt vào chân, nhờ đó sẽ ngăn ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch không tiến triển thêm
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn bằng cách mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller) và chích xơ tạo bọt (tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).