Viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh diễn biến qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Vậy khi điều trị bệnh nên uống những loại nước nào?
- Những đối tượng nằm trong nhóm nguy hiểm dễ bị đột quỵ
- Các cách phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại là gì?
- Điều trị bệnh đau xương khớp không cần dùng thuốc
Bệnh viêm họng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thay đổi thời tiết bất thường
Nội dung bài viết
BỆNH NHÂN BỊ ĐAU HỌNG NÊN UỐNG GÌ?
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cho biết những loại nước bệnh nhân đau họng nên uống như sau:
Bị đau họng nên uống nhiều nước
Đau họng thường đi kèm với tình trạng nóng rát, khô miệng và khó chịu. Để làm giảm các triệu chứng này, việc đơn giản nhất là bạn nên tăng cường uống nước trong thời gian điều trị. Uống nhiều nước giúp cân bằng điện giải, bù lượng chất lỏng thất thoát và làm loãng dịch nhầy do hệ hô hấp tiết ra. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng cải thiện tình trạng kích thích cổ họng, làm giảm cơn ho đồng thời nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
Nước chanh
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể, ngoài ra nó còn có 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonoid… Vì vậy, pha một cốc nước chanh ấm để nhâm nhi là cách đơn giản để làm giảm nhanh chóng cơn đau họng và tăng cường sức khỏe.
Trà mật ong
Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nó được ví như thảo dược thần kì bởi các đặc tính mà nó mang lại. Mật ong không chứa hóa chất và chứa rất nhiều dinh dưỡng. Khoa học đã nghiên cứu cấu tạo chính của mật ong gồm nhiều loại đường đơn có lợi. Tỉ lệ đường chiếm đến 80%, chủ yếu là glucose và fructose; 20% còn lại là nước, các khoáng chất, vitamin. Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có thể chữa được nhiều bệnh trong đó có đau họng. Uống một tách trà mật ong nóng 1 đến 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm cơn cơn đau họng của bạn.
Trà mật ong chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt là viêm họng
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc khô, loại cúc thường được dùng có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Thành phần chủ yếu có trong hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.
Từ lâu trà hoa cúc đã được y học sử dụng để làm mịn lớp niêm mạc họng và kích thích hệ miễn miễn dịch, qua qua đó làm giảm cơn đau họng.
Trà gừng giúp giảm đau họng hiệu quả
Phân tích thành phần của gừng, ta thấy trong gừng có:
- Các khoáng chất: natri, sắt, kali, magie, phốt pho và kẽm.
- Các vitamin: Vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9).
- Chất chống viêm và chất chống oxy hóa: axit pantothenic, beta-carotene, capsaicin, curcumin, axit caffeic và salicylate.
Với một bảng thành phần như thế, gừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh như giảm viêm, kháng khuẩn, chữa hạ huyết áp, cảm lạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch và chống ung thư. Uống một ly gừng ấm hoặc trà gừng làm dịu niêm mạc cổ họng, chống lại vi khuẩn mà làm long đờm. Ngoài ra, trà gừng kết hợp với mật ong là một thức uống vừa ngon lành vừa có tác dụng bổ ích trong điều trị đau họng và các vấn đề khác của cơ thể.
Trà cam thảo
Trong Đông Y, cam thảo là vị thuốc quý, thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, trong cam thảo có chứa các hoạt chất axit glycyrrhizic được cho là có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng và kích thích phế quản sản sinh đờm.
Việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới có thể làm giảm độ đặc quánh của đờm và giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra bên ngoài. Hơn nữa cam thảo còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Cách dùng cam thảo cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị cam thảo và một số loại thảo dược kèm theo nếu có, sắc uống ngày 2 đến 3 lần cho cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cách chữa viêm họng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn lại vừa dễ dàng. Việc sử dụng qua đường uống sẽ không làm trầy xước cổ họng gây đau và cũng làm dễ dàng hơn cho trẻ nhỏ. Tùy vào sở thích và điều kiện khác nhau mà hãy chọn cho mình phương pháp thích hợp. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ thích hợp để sử dụng khi bệnh mới bắt đầu tái phát, các triệu chứng còn nhẹ, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, hãy khám bác sĩ để tránh tình trạng bệnh kéo dài.