Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Bác sĩ tư vấn: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cúm là bệnh thường gặp khi vào mùa đông, đối với những phụ nữ đang cho con bú thì khi bị cúm có cho bé bú được không?

Bác sĩ tư vấn: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?Bác sĩ tư vấn: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? 

Các bác sĩ tư vấn cho biết, cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Đây là bệnh thường gặp với các triệu chứng phổ biến khi bị cúm là là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 – 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy nhiên có những trường hợp cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi).

Virus cúm có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi các hạt dịch tiết nhỏ bay vào không khí và trên các bề mặt mà bạn chạm vào. Phụ nữ đang cho con bú bị nhiễm virus cúm là hoàn toàn có thể xảy ra khi đang là mùa dịch.

Cúm có lây qua đường sữa mẹ không?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chưa có bằng chứng chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ.

Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị cảm cúm, người mẹ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, ho hoặc chảy mũi vào khăn (vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời không nên tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ.

Tuy rằng cúm không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi, mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Do vậy các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú cần hết sức cẩn thận để tránh bị nhiễm cúm, nếu đã bị nhiễm cúm thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ.

Trong trường hợp các triệu chứng cúm tăng lên mà không thuyên giảm như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng cho bé bú để điều trị. Sau ít ngày, mẹ đỡ hơn thì cho bé bú nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virus cảm cúm xâm nhập bé qua đường hô hấp. Đầu ti mẹ khi cho bé bú cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để tiệt tiêu vi khuẩn.

Bị cúm có cho bé bú được không?

Bị cúm có cho bé bú được không?

Những trường hợp bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm HIV, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc cho bé bú ngay. Bên cạnh đó mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc phụ nữ bị cúm có cho con bú được không. Với những phụ nữ đang cho con bú nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh để không ảnh hưởng đến trẻ.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.