Search
Thứ Sáu 27 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thiếu sắt là một vấn đề thường gặp, vậy những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết cơ thể mình thiếu sắt và khi bổ sung sắt cần lưu ý những gì?

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung 

Các chuyên gia y tế cho biết, sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ; có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.

Bên cạnh đó, sắt cũng là một thành phần của myoglobin, chất này có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.

Ngoài ra, sắt cũng là một thành phần cấu tạo nên một số loại protein và enzym, chúng có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP (phân tử mang năng lượng).

Những dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu sắt.

Thiếu sắt là bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Thiếu máu thiếu sắt sẽ khiến cho số lượng hồng cầu giảm, khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, trí nhớ kém, da nhợt nhạt hoặc khó thở…

Người bị thiếu sắt thường có những biểu hiện như:

  • thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm (như: đất sét, vữa tường…) biểu hiện này hay gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai
  • thèm ăn đá lạnh;
  • môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… );
  • móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay);
  • sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)…
  • hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân);

Hậu quả của thiếu máu là làm giảm khả năng tập trung học hành, làm việc, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển trí tuệ.

Phụ nữ mang thai thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ tử vong và trẻ sinh ra có nguy cơ măc bệnh cao, chậm phát triển, yếu ớt.

Một số lưu ý khi dùng thuốc bổ sung sắt

Các bác sĩ khuyến cáo, chỉ dùng thuốc bổ sung sắt trong các trường hợp: Người bị thiếu máu thiếu sắt cấp tính, kéo dài hoặc phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho những người có nguy cơ cao bị thiếu sắt như phụ nữ có thai, người bị hội chứng suy dinh dưỡng, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày…

Những trường hợp bệnh nhân thiếu máu không phải do thiếu sắt thì không được dùng thuốc có sắt (ví dụ như: thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì…).

Khi dùng thuốc bổ sung sắt cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng, tránh sử dụng quá liều vì khi thừa sắt sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung

Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung

Nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày như: thịt bò, thịt gà, cá, hàu… nên tăng cường bổ sung các rau quả giàu vitamin C để hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn vì những đồ uống này có chứa caffein, tanin làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.