Nội dung bài viết
Giang mai lây nhiễm gây ra những bệnh nghiêm trọng trên tim mạch, thần kinh. Do vậy, cần điều trị bệnh giang mai sớm để tránh những tổn thương nguy hiểm.
- Khớp bả vai kêu lục đục khi cử động nguy cơ bị thoái hóa
- Nên cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2
- Chuyên gia Điều dưỡng cùng bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi
Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai
Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai
Bệnh giang mai được xem là bệnh khuyên khoa lây truyền chủ yếu qua hoạt động tình dục, bao gồm quan hệ bằng miệng và hậu môn. Trong một số trường hợp, bệnh có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua việc ôm hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh. Do đó, khi mắc bệnh giang mai, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh mà bác sĩ tư vấn như sau:
- Để điều trị bệnh giang mai cần tiến hành điều trị sớm, kiên trì, dùng thuốc đúng nguyên tắc, đủ liều, đúng thời gian qui định để ngăn sự lây lan, tránh tái diễn.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị theo từng giai đoạn của bệnh: tùy theo mức độ lây nhiễm nặng hay nhẹ, tình hình miễn dịch ra sao, có cần thiết phải kết hợp các phác đồ điều trị hay không.
- Bệnh nhân giang mai giai đoạn sớm cần tránh tuyệt đối quan hệ tình dục, nếu quan hệ nên dùng bao cao su để an toàn cho cả hai.
- Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của bệnh nhân.
- Penicillin G là thuốc được lựa chọn, cho đến nay chưa có trường hợp nào xoắn khuẩn giang mai kháng Penicillin G.
- Theo dõi sau điều trị bệnh giang mai.
Dùng thuốc điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai uống thuốc gì? Và liều lượng dùng thuốc ra sao? Trên thực tế, đối với mỗi giai đoạn của bệnh giang mai, sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.
Đối với điều trị giang mai giai đoạn 1 này thì việc điều trị dùng thuốc như sau:
- Tại chỗ: bôi các thuốc sát trùng: xanh methylen 2%
- Toàn thân: Tiêm mông một liều duy nhất Benzathin Penicilin G 2,4 triệu đơn vị, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị.
- Hoặc Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
- Nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin G có thể sử dụng:
- Tetracyclin 500 mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.
- Hoặc Doxycyline 100 mg x 2 lần/ngày, trong 15 ngày.
- Phụ nữ có thai: Erythromycin 500 mg x uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.
Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn). Đây là giang mai đã phát triển sang giai đoạn 2. Việc điều trị giang mai giai đoạn 2 như sau:
- Benzathin Penicilin: Tiêm mông 2,4 triệu đơn vị mỗi tuần, tổng liều: 4 lần; mỗi lần cách nhau một tuần.
- Hoặc Procain Penicilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.
- Có thể tiêm Ceftriaxone thay thế nếu bệnh nhân bị dị ứng penicilline G.
- Ở giai đoạn này, việc điều trị chỉ hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện được các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra, đồng thời cũng phòng tránh được những bệnh thường gặp mà con người có thể gặp phải.
Dùng thuốc điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Điều trị giang mai bẩm sinh:
Đối với giang mai bẩm sinh sớm ở trẻ < 2 tuổi
- Nếu dịch não tủy bình thường: Benzathin penicilin G 50 triệu đơn vị/ kg cân nặng, tiêm bắp liều duy nhất.
- Nếu dịch não tủy bất thường: benzyl penicilin G 50 triệu đơn vị/ kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 2 lần/ngày trong 10 ngày.
Đối với giang mai muộn (trẻ > 2 tuổi):
- Benzyl penicilin G 20-30 triệu đơn vị/ kg/ ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp chia 2 lần, trong 14 ngày.
Nếu bệnh nhân dị ứng với penicilin: dùng erythromycin 7,5 – 12,5mg/kg, uống 4 lần/ngày trong 30 ngày.
Cách chăm sóc và theo dõi bệnh giang mai
Sau khi điều trị đủ liều cần huyết thanh chuẩn đoán VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) thêm 3 tháng nữa để xác định đã hết bệnh giang mai.
Nếu đáp ứng tốt với thuốc điều trị, cần xét nghiệm VDRL giảm và âm tính trong 6 – 12 tháng tiếp theo.
Sẹo huyết thanh khi xét nghiệm VDRL vẫn dương tính mặc dù đã điều trị đủ liều.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn