Ho có đờm là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, việc ứ đọng đờm khiến trẻ khó thở, thậm chí gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn cách xoa bấm huyệt điều trị liệt thần kinh mặt
- Khuyến cáo bệnh tiểu đường nguy hiểm
- Vì sao tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh vô kinh tăng cao ?
Điều dưỡng viên hướng dẫn kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ bị ho
Điều dưỡng viên hướng dẫn kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ bị ho
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ không khó kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan, mẹ chỉ cần kiên trì thực hiện như sau:
- Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành 1 khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
- Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
- Mỗi lần vỗ rung làm từ 10 – 15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho các Bác sĩ chuyên khoa.
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành vỗ rung cho trẻ
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành vỗ rung cho trẻ
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi tiến hành vô rung cho trẻ mà Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:
Trẻ nhỏ bị viêm phổi – một trong những căn bệnh chuyên khoa hô hấp nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, có thể sẽ có hiện tượng tăng tiết đờm dãi nhiều, gây ho đờm. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thể khạc ra đờm như người lớn, do vậy các bác sĩ thường chỉ định các điều dưỡng làm hoặc hướng dẫn gia đình kỹ thuật vỗ rung long đờm. Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau 1 đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn, hoặc sau khi khí dung, không nên vỗ rung cho trẻ khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến trẻ nôn ra cả thức ăn.
- Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng 1 bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.
- Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên. Tay khum lại tạo thành 1 khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
- Việt Nam khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hay gặp các tình trạng bệnh hô hấp thường là khi chuyển mùa là điều kiện cho virus phát triển.
- Cơ thể chưa thích nghi ngay được với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Do vậy, nên tiêm phòng cúm, thường vào đầu mùa thu và đầu mùa xuân để phòng bệnh.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn