Hồi sức tim phổi (CPR) là kỹ thuật cấp cứu quan trọng giúp duy trì sự sống cho nạn nhân ngừng tim hoặc ngừng thở. Đây là kỹ năng cần thiết không chỉ cho nhân viên y tế mà còn cho mọi người để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
- Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh
Nội dung bài viết
Hồi sức tim phổi là gì?
Hồi sức tim phổi (CPR) là phương pháp cấp cứu khẩn cấp, bao gồm việc ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt (thông khí nhân tạo), nhằm cứu sống người bị ngừng thở hoặc ngừng tim.
Quá trình ép tim ngoài lồng ngực giúp duy trì lưu thông máu, trong khi thổi ngạt cung cấp oxy cho cơ thể người bệnh cho đến khi tim bắt đầu đập lại hoặc có sự hỗ trợ của thiết bị y tế chuyên dụng.
Quy trình hồi sức tim phổi ở người lớn
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ khi thực hiện CPR, bạn cần lưu ý rằng phương pháp can thiệp có thể khác nhau tùy theo đối tượng.
Ép tim ngoài lồng ngực:
- Quỳ xuống bên cạnh người bệnh, đặt gốc bàn tay (cườm tay) lên phần một phần ba dưới xương ức, hơi lệch sang bên trái. Đặt bàn tay còn lại lên trên và đan các ngón tay vào nhau.
- Đảm bảo bạn ở vị trí ngang với vai người bệnh, sử dụng sức nặng cơ thể để ép mạnh và thẳng xuống ngực. Độ sâu ép phải từ 5-6 cm.
- Sau mỗi lần ép, giải phóng lực ép và để ngực bệnh nhân trở lại vị trí ban đầu. Tiếp tục ép tim với tần suất 100-120 lần/phút cho đến khi có sự phục hồi hoặc khi xe cấp cứu đến.
Khai thông đường thở:
- Đặt người bệnh nằm ngửa, ngả nhẹ đầu ra sau và nâng cằm lên. Kiểm tra thở trong vòng 10 giây. Nếu không thấy thở, bắt đầu hô hấp nhân tạo.
Hô hấp nhân tạo (Thổi ngạt):
- Nếu người bệnh không có mạch hoặc nhịp tim, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực. Sau mỗi 30 lần ép tim, thực hiện 2 lần thổi ngạt.
- Nâng cằm, bịt mũi bệnh nhân, thổi vào miệng họ trong 1 giây, quan sát ngực bệnh nhân phồng lên. Lặp lại động tác thổi ngạt và ép tim cho đến khi người bệnh hồi phục hoặc có sự trợ giúp từ đội cấp cứu.
Quy trình hồi sức tim phổi ở trẻ em
Trẻ em thường gặp bệnh lý thường gặp về đường thở hơn là tim, vì vậy cần thực hiện hô hấp nhân tạo nhiều hơn.
Trẻ em trên 1 tuổi:
- Để mở đường thở, dùng tay ngửa đầu trẻ ra sau và nâng cằm. Bịt mũi trẻ, đặt miệng bạn lên miệng trẻ, thổi ngạt đều đặn và quan sát ngực trẻ phồng lên.
- Sau 5 lần thổi ngạt, đặt một cườm bàn tay lên giữa ngực trẻ và ấn sâu 5 cm. Thực hiện chu kỳ 30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt cho đến khi có sự trợ giúp.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:
- Dùng tay ngửa đầu trẻ ra sau, nâng cằm và thổi vào miệng và mũi trẻ. Thực hiện 5 lần thổi ngạt ban đầu.
- Đặt 2 ngón tay giữa ngực trẻ và ấn xuống sâu khoảng 4 cm. Tiếp tục thực hiện 30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt cho đến khi trẻ hồi phục hoặc có sự trợ giúp từ đội cấp cứu.
Nguyên tắc khi thực hiện hồi sức tim phổi
Nguyên tắc DRSCAB là các bước cơ bản để thực hiện CPR hiệu quả:
- D – Danger: Đảm bảo an toàn cho nạn nhân và người xung quanh.
- R – Response: Kiểm tra khả năng nhận thức của bệnh nhân bằng cách gọi tên hoặc yêu cầu làm một động tác đơn giản.
- S – Send: Ngay lập tức gọi cấp cứu (số 115 tại Việt Nam).
- C – Circulation: Kiểm tra mạch ở cánh tay, cổ, hoặc vùng bẹn.
- A – Airways: Kiểm tra và thông đường thở.
- B – Breathing: Kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân qua chuyển động lồng ngực.
Bác sĩ Cao đẳng Y Sài Gòn khuyến cáo việc trang bị những kiến thức này là vô cùng quan trọng để có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả trong những tình huống nguy cấp.